Chương Trình “Tìm Hiểu Pháp Luật , Tuyên Truyền Giáo Dục An Toàn Giao Thông Đường Bộ Và Triển Khai Cuộc Thi An Toàn Giao Thông Cho Nụ Cười Ngày Mai”

Cấu thành của tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ Điều 26 Bộ luật Hình sự

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ tại Điều 260 gồm các cấu thành như sau:

Khách thể của tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ là những quy định về an toàn giao thông đường bộ là không thực hiện đúng, đầy đủ những quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Được thể hiện bằng những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu; đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng; vượt đèn đỏ,…

Hậu quả là gây ra tai nạn giao thông, thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng của người tham gia giao thông.

Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ nếu như hậu quả thiệt hại là do hành vi vi phạm của họ gây ra, hay nói cách khác là giữa hậu quả và hành vi vi phạm của người đó có quan hệ nhân quả với nhau.

Chủ thể của tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên tham gia giao thông: người điều khiển phương tiện giao thông, người sử dụng phương tiện giao thông, gười điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Tội vi phạm về an toàn giao thông đường bộ được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý và lỗi vô ý

Người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không?

Căn cứ vào quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng 24 tháng, tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm.

Người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe với thời hạn từ 22 đến 24 tháng khi thực hiện một trong các hành vi:

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về pháp luật hình sự, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH QUẢNG BÌNH

Giấy phép số 01/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Bình cấp ngày 02/3/2020

Tổng biên tập:  Bs.CKII Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm

Địa chỉ: 164 Bà Triệu - Đồng Phú - TP.Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình

Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Đây không phải là quy định về một tội phạm mới trong Bộ luật này nhưng đã có những sửa đổi so với Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, đáp ứng yêu cầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thứ nhất, về chủ thể của tội phạm đã được mở rộng hơn, bao gồm tất cả những người tham gia giao thông đường bộ. Trước đây, theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 thì chỉ những người “điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” mới là chủ thể của tội phạm này. Trong khi đó, khoản 22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ quy định “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên đường bộ” và trên thực tế cho thấy không phải chỉ những người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có vi phạm, mà cả những chủ thể khác (như người đi bộ) khi tham gia giao thông cũng vi phạm quy định về an toàn giao thông dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Thứ hai, các dấu hiệu pháp lý của tội phạm nhất là dấu hiệu về hậu quả xảy ra đã được quy định rõ ràng hơn. Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 chỉ quy định dấu hiệu về mặt hậu quả là “Thiệt hại nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng”. Quy định như vậy gây khó khăn, áp dụng không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Do đó, việc quy định rõ ràng như Bộ luật hình sự 2015 sẽ tạo thuận lợi và thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật.

Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 quy định “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”.

Quy định này có sự kế thừa quy định tại khoản 4 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999. Với quy định này, hậu quả thực tế xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm và mức hình phạt cũng nhẹ hơn so với cấu thành tội phạm cơ bản quy định tại khoản 1 Điều này. Có thể thấy quy định như vậy sẽ gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật bởi: Để xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm như thế nào, “có khả năng thực tế” gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội hay không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người áp dụng luật. Do vậy việc xác định hành vi “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” có đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hay không và mức hình phạt áp dụng như thế nào thì cần phải có hướng dẫn cụ thể./.

Ngô Thị Thắm- VKSND huyện Lục Nam

Người có hành vi xâm phạm an toàn giao thông đường bộ có phải chịu xử phạt hành chính không?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP; tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm, mà người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, như: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

Đối với những trường hợp gây hậu quả nặng nề tới mức phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hình phạt của tội vi phạm quy định về vi phạm an toàn giao thông đường bộ Điều 26 Bộ luật Hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt chính của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định gồm phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và nghiêm trọng nhất là hình phạt tù.

Hình phạt cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào mức độ gây thiệt hại của cá nhân vi phạm, nếu gây ra một trong những thiệt hại sau thì sẽ chịu một trong ba hình phạt chính, cụ thể như sau:

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà cá nhân vi phạm sẽ phải chịu các hình phạt sau:

Trong trường hợp người vi phạm gây ra thiệt hại lớn và nghiêm trọng hơn các quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì sẽ phải chịu hình phạt nặng hơn. Ngoài ra, các trường hợp sau đều được coi là thuộc trường hợp phải áp dụng hình phạt tăng nặng như:

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, mà hình phạt tăng nặng sẽ là phạt tù từ 03 năm đến 15 năm.

Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, nếu như trên thực tế, hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đã được ngăn chặn kịp thời để không xảy ra hậu quả nghiêm trọng tới mức phải chịu mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.