Du lịch đóng vai trò động lực chủ chốt cho nền kinh tế Thái Lan, là ngành tạo ra nguồn việc làm lớn và góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng này, chính phủ Thái Lan luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho ngành du lịch, thường xuyên triển khai các chính sách nhằm phục hồi và phát triển hiệu quả.

Hơn 1 triệu lượt khách Việt đến Thái Lan

Năm 2023, Thái Lan ghi nhận lượng khách du lịch Việt Nam tăng ấn tượng vượt qua mốc 1 triệu người. Con số này đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch Thái Lan sau đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Thái Lan tiếp tục thu hút du khách Việt trong 3 tháng đầu năm 2024 với 209.326 lượt khách đến.

Thống kê của Booking cho thấy, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, Bangkok là điểm đến nước ngoài được du khách Việt Nam ưa chuộng nhất. Cùng với Bangkok, Chiang Mai và Phuket cũng là những điểm đến được du khách Việt lựa chọn trong kỳ nghỉ dài ngày.

Theo báo cáo “Xu hướng du lịch nước ngoài của du khách Việt - Mùa hè 2024” do The Outbox Company công bố cho thấy nhu cầu du lịch nước ngoài của du khách Việt Nam trong mùa Hè năm nay vẫn rất cao. Cụ thể, 79,7% du khách Việt Nam có dự định đi du lịch nước ngoài trong vòng 12 tháng tới và 22,2% trong số đó đã đặt dịch vụ cho chuyến đi. Thái Lan tiếp tục là điểm đến yêu thích của du khách Việt Nam, bên cạnh các điểm đến truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Du lịch Thái Lan tương đối dễ dàng, du khách không cần phải lên kế hoạch quá cầu kỳ.

Phương Mai là phóng viên của tạp chí du lịch Travellive Magazine tại Hà Nội.

Được đánh giá là một cường quốc trên bản đồ xuất khẩu gạo nhưng nhiều nghịch lý đang đặt ra cho vựa lúa ĐBSCL - nơi được mệnh danh là “bát cơm châu Á”! Người Việt đang ăn gạo với mức giá cao hơn xuất khẩu tại thị trường nội địa. Gạo Việt Nam chưa có thương hiệu, nỗi trăn trở này đã được đặt ra từ cách đây hơn 10 năm. Vấn đề này vừa được khơi lại như một “điểm nghẹn”. Câu hỏi đặt ra là: giải quyết bài toán gia tăng giá trị hạt gạo phải bắt đầu từ đâu ?

Các loại gạo thơm Sóc Trăng đem đến nhiều lợi nhuận cho nông dân đang chiếm lĩnh nhiều thị trường.

Trong bối cảnh đầu ra hạt gạo gặp khó khăn ở nhiều thị trường, hẳn có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc: tại sao giá lúa ở ĐBSCL lại đang ở ngưỡng tốt nhất và duy trì dài hơn trong nhiều năm qua? Gần như từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá lúa ở ĐBSCL đang ở ngưỡng cao từ 5.000-6.000 đồng/kg (tùy theo giống lúa). Và gần như câu chuyện lúa gạo hàng hóa bị tồn hoặc bị giảm giá khi thu hoạch đông ken chưa xuất hiện? Câu trả lời có lẽ nằm ở thị trường Trung Quốc. Hiện nay, thị trường này chiếm gần 40% số lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Một tỷ lệ mà cách đây 5 năm ít ai nghĩ tới. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc có nhiều thuận lợi khi doanh nghiệp dễ vận chuyển. Nhưng các chuyên gia lúa gạo cũng cảnh báo: thị trường Trung Quốc vẫn tiềm ẩn những rủi ro và các “sát hạch” về chất lượng càng ngày cũng gia tăng. Sự bình ổn của giá lúa ở ĐBSCL khi trông cậy vào thị trường Trung Quốc xem ra cũng khá mong manh.

Nghề trồng lúa ở Việt Nam mà cụ thể là vựa lúa ĐBSCL đã có những bước tiến vượt bậc. Nhiều chuyên gia lúa gạo Việt Nam đã xuất ngoại hỗ trợ nghề trồng lúa ở một số quốc gia, trong đó có Campuchia. Thế nhưng gần đây, người ta đánh giá chất lượng lúa, gạo ở Campuchia đang qua mặt Việt Nam! Câu chuyện này cần nhìn nhận cho đúng. Thực tế, nông dân ở Campuchia vẫn còn trồng lúa mùa (thời gian sinh trưởng dài), chất lượng gạo ngon là điều bình thường. Còn ở ĐBSCL hiện nay gần như sản xuất các giống lúa ngắn ngày (thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 90 ngày) để tranh thủ làm 3 vụ/năm.  Cũng cần nhắc lại, cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, ĐBSCL luôn bị lũ sớm chụp đồng (nhiều vùng chưa có đê bao) gây thiệt hại nặng nề cho nông dân vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Từ đó, yêu cầu đặt ra là phải có giống lúa ngắn ngày để thu hoạch trước khi lũ về. Vì vậy các giống lúa OMCS (Ô Môn cực sớm) do Viện Lúa ĐBSCL lai tạo và phóng thích được nhân dân sử dụng rộng. Thế nhưng các giống lúa ngắn ngày từ ý nghĩa giải quyết tình thế né lũ nay lại trở thành giống chủ lực cho toàn vùng. Những vùng có đê bao lại “quên mất” chuyện xả lũ, mà tận dụng tối đa làm lúa 3 vụ/năm. Sản lượng lúa ở ĐBSCL từ gần 10 triệu, rồi vượt mốc 20 triệu và hiện nay dao động ở ngưỡng 25 triệu tấn. Sản lượng gạo xuất khẩu liên tục gia tăng nhanh chóng nhưng cùng song hành với nó là chất lượng lúa giảm dần, khi các giống lúa mùa có mùi thơm đặc trưng dần xa vắng.

Sản lượng nhiều không đồng nghĩa với gia tăng giá trị

Mới đây, khi dự và chỉ đạo Hội nghị giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Lúa gạo vẫn là một trong những loại nông sản chiến lược mà Việt Nam có lợi thế hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu chúng ta sản xuất lớn, áp dụng công nghệ vào sản xuất phù hợp, kết hợp chế biến sâu, tiếp thị tốt thì hiệu quả ngành lúa có điều kiện hơn gấp nhiều lần so với các ngành có lợi lớn khác. Ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước công cuộc đổi mới. Đòi hỏi một tư duy kiến tạo toàn diện từ nền tảng chính sách pháp luật đến cấu trúc vận hành, công nghệ sản xuất. Ngành lúa gạo Việt Nam cần một tầm nhìn mới đi kèm những hoạch định chiến lược phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, để hạt gạo Việt Nam đáp ứng sâu sắc nhu cầu tiêu dùng châu Á và thế giới; đem lại giá trị gia tăng tốt nhất cho người trồng lúa ở Việt Nam và các doanh nghiệp lúa gạo”. Tại hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng gợi mở nhiều vấn đề, như: đầu tiên phải thay đổi quy mô từng nông hộ bằng cách mở rộng hạn điền một cách phù hợp; giữ đất lúa nhưng xem xét lại mùa vụ, xen canh cùng với đất lúa trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học; cần tổ chức lại sản xuất ngành lúa gạo…

Sau một thời gian tổ chức lại sản xuất, mô hình cánh đồng lớn đã đạt được những kết quả nhất định, như: nông dân sản xuất cùng chủng loại giống, thu hoạch bằng cơ giới hóa, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến… Bước đầu doanh nghiệp và nông dân liên kết qua hợp đồng bao tiêu. Tuy nhiên, mô hình này đang có dấu hiệu “bão hòa” khi không cơi nới được diện tích sản xuất. Một số doanh nghiệp không còn mặn mà tham gia. Trong bối cảnh đó, câu chuyện xem xét lại mùa vụ sản xuất ở ĐBSCL là thật sự cần thiết. Vì hiện nay sản xuất 3 vụ/năm, lợi nhuận gộp lại cả 3 vụ cũng chưa đến 30 triệu đồng/ha. Thực tế, đất trồng lúa ĐBSCL đang dần manh mún, khi bình quân một nông hộ sản xuất chỉ khoảng 0,6-0,7ha. Điều này cũng lý giải vì sao nông dân ĐBSCL chưa thể vươn lên khá giàu từ nghề trồng lúa. Mới đây tại Đồng Tháp, một nông dân sản xuất lúa hữu cơ trên 2ha đang đạt lợi nhuận “khủng”. Khi giá gạo từ mô hình này được bán trên thị trường với giá 32.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với mức giá nhiều gạo cùng loại. Mô hình này không sử dụng hóa chất, chỉ trồng lúa 2 vụ/năm, dành thời gian đất nghỉ ngơi… Đây là mô hình lý tưởng lâu nay các nhà khoa học ở ĐBSCL mơ ước. Đồng Tháp dự định mở rộng ra 40ha trong năm nay khi mời một số doanh nghiệp liên kết trồng theo phương pháp hữu cơ. Thực tế, nhiều loại gạo ở ĐBSCL mang đến giá trị rất cao như các giống lúa ST ở Sóc Trăng, Nàng Thơm Chợ Đào (Long An), Một Bụi Đỏ (Hồng Dân - Bạc Liêu)… Đó là minh chứng cho câu chuyện sản lượng nhiều không đồng nghĩa với gia tăng giá trị. Ngay người tiêu dùng ở Việt Nam cũng có xu hướng ngày càng khắt khe hơn khi chọn lựa mua gạo cho bữa cơm hàng ngày. Trong đó, các tiêu chí thơm ngon, an toàn ngày càng gia tăng nhanh. Không có gì khó hiểu khi người Việt đang mua gạo để ăn bình quân cao hơn giá gạo xuất khẩu. Đơn giản số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ có khoảng 5% có thương hiệu, số lượng gạo ở phân khúc gạo thơm, gạo chất lượng cao vẫn còn thấp. Câu chuyện nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam giờ chắc không phải là nặng về số lượng xuất khẩu mà nghiêng về chất lượng hạt gạo để hàng triệu người chọn lựa trong mỗi bữa ăn.