Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Thủ tướng Chính phủ (2006-2016)

Ngày 16 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đề cử ông làm người kế nhiệm mình trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI.

Ngày 27 tháng 6 năm 2006, ông được Quốc hội bầu làm tân Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông trở thành người trẻ nhất giữ chức vụ này.[2] Ngày 27/11/2006, Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1568/QĐ – TT cho phép tu sửa nghĩa trang và mộ phần của các lính tử trận Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 25 tháng 7 năm 2007, tại Quốc hội khóa XII ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2 chức vụ Thủ tướng Chính phủ, với tỷ lệ 96,96% phiếu đồng ý hợp lệ trên tổng số đại biểu.

Ngày 26 tháng 7 năm 2011, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII ông tái đắc cử nhiệm kỳ 3 với tỷ lệ 94% phiếu đồng ý hợp lệ trên tổng số đại biểu.[15]

Trong cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, khi lạm phát cả năm của Việt Nam lên cao nhất khu vực (25%),[16][17] chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua gói kích cầu trị giá tổng cộng 8 tỷ đô la (tương đương 143.000 tỷ đồng). Về gói kích cầu này, ông Nguyễn Trần Bạt cho rằng, dòng tiền chảy không đến các mục đích như được thông báo, không có khu vực kinh tế nào ở Việt Nam tỏ ra khởi sắc sau gói kích cầu ngoài thị trường chứng khoán và nâng mức thâm hụt ngân sách lên đến 8% so với 5% của năm 2008.[18] Tuy nhiên, theo Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định thì gói kích cầu của Chính phủ đã có tác dụng tốt và kinh tế Việt Nam quý IV năm 2009 được đánh giá là hồi phục và tăng tốc.[19] Tuy nhiên, sang năm 2010, gói kích cầu đã bộc lộ nhược điểm: bội chi ngân sách đến mức báo động, dự trữ ngoại hối quá thấp, bất ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này dẫn tới lạm phát tăng cao, các chính sách thắt chặt tiền tệ ngay sau đó gây khó khăn kinh tế. IMF và WB phải đề nghị Việt Nam thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô.[20]

Phá giá tiền tệ: trong vòng 14 tháng tính tới 13 tháng 2 năm 2011, Việt Nam đã phải phá giá đồng tiền bốn lần. Lần gần nhất, VND bị phá giá 9,3%.[21]

Trong nhiệm kỳ đầu, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam lâm vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng, chứa đựng rất nhiều rủi ro suy thoái.[22] Cùng chịu tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế các nước trong khu vực không lâm vào tình trạng bất ổn như Việt Nam. Thủ tướng bị đặt câu hỏi về khả năng quản lý kinh tế.[23] Trong những năm liên tiếp trước khi Thủ tướng Dũng nhậm chức ở nhiệm kỳ đầu tiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh dần: 7,08% năm 2002, 7,34% năm 2003, 7,79% năm 2004, và 8,44% năm 2005. Ngược lại, sau khi thủ tướng nhậm chức, tăng trưởng GDP giảm: năm 2007 đạt 8,23%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32%, năm 2010 tăng một chút lên 6,78% nhưng năm 2011 chỉ còn 5,89%.[24] Lạm phát tăng cao (nhất châu Á vào tháng 7-8 năm 2011) hậu quả của các chính sách vĩ mô sai lầm trong khi đời sống của nhân dân khó khăn hơn: Mức thu nhập trong giai đoạn 2008 - 2010 tăng bình quân 9,3%/năm (giai đoạn lạm phát cao lên tới hơn 40%) sau khi trừ đi yếu tố tăng giá đã thấp hơn mức thu nhập thực tế 10,7%/năm của thời kỳ năm 2002-2004.[25]

Ông cho ra nghị quyết 11 NQ/Cp thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô[26] gây ra nhiều vấn đề, tác dụng phụ, cho nền kinh tế, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, ngân hàng khủng hoảng.[27]

Ngày 20/10/2012, trước Quốc hội, ông Dũng xin lỗi vì những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành.[28]. Trong trong Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII ông đã thừa nhận các sai lầm trong quản lý kinh tế đã dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng của nền Kinh tế Việt Nam.[29]

Năm 2013, trong đợt Lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội lần đầu tiên, ông Nguyễn Tấn Dũng được số phiếu tín nhiệm cao 210, tín nhiệm 122, tín nhiệm thấp 160.[30]

Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhiệm kì 2011 – 2016 gồm có 13 người sau (kèm chức vụ năm 2016):[31][32]

Tập trung đầu tư xây dựng hai Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để sớm phát triển hai Đại học này thành các cơ sở giáo dục Đại học xuất sắc, hàng đầu của Việt Nam, từng bước vươn lên đẳng cấp khu vực và quốc tế.[33]

Quyết định 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ. Trong đó ở điều 2 mục 2 có nhấn mạnh: nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ.[34] Thúc đẩy Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện các văn bản pháp quy, đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy điện nguyên tử đầu tiên khu vực Đông Nam Á tại Ninh Thuận.[35]

Ngày 29 tháng 4 năm 2009, ông ban hành công văn 650/TTg – KTN, chỉ đạo các bộ ban ngành phối hợp triển khai dự án bauxite tại Tây Nguyên.

Một vài sự kiện liên quan xảy ra tại Việt Nam trong nhiệm kỳ của ông. Bao gồm:

Nguyễn Tấn Dũng có những thành công về mặt đối ngoại. Năm tháng sau khi nhậm chức, ông để lại dấu ấn đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình với thành công của hội nghị APEC (tháng 11 năm 2006). Tháng 5 năm 2007, tạp chí World Business bình chọn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á.[38]

Trong nhiệm kỳ của ông, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sau đó là thành viên luân phiên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2008-2009).

Năm 2010, Việt Nam với vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN được đánh giá là thành công trong hoạt động ngoại giao và kết nối các thành viên được nhiều báo chí đánh giá là nhờ công lớn của ông.[39]

Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam ông vẫn nhận được đề cử vào Ban chấp hành Trung ương, mặc dù trước đó ông xin không tái cử. Sau đó Đại hội đã biểu quyết cho phép ông rút khỏi danh sách bầu cử.[4]. Từ ngày 6 tháng 4 năm 2016, ông được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ và nghỉ hưu theo chế độ.[5]

Ông là thủ tướng đầu tiên của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị khởi kiện chính thức với cáo buộc vi hiến.[72] Ngày 11 tháng 6 năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ đã gửi đơn kiện thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc ký quyết định khai thác quặng bauxit ở Tây nguyên Việt Nam khi cho rằng ông Dũng đã vi phạm pháp luật Việt Nam khi ra quyết định về dự án trong đó có luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ di sản văn hóa.[73] Tuy nhiên, Tòa án nhân dân Hà Nội đã bác đơn kiện này.[74]

Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc phê bình: "Toàn dân người ta đã biết ông này không có năng lực quản lý xã hội, quản lý kinh tế cho nên chưa bao giờ kinh tế của chúng ta nó sa sút như bây giờ. Sự không có năng lực của ông ấy là đã rõ. Mặt khác, các tập đoàn kinh tế nào là Vinashin, Vinalines rồi còn bao nhiêu tập đoàn kinh tế khác mà ông Thủ tướng trực tiếp quản lý đã thất thoát hàng ngàn tỷ của nhân dân, thiệt hại quá lớn. Mặt khác, ông ấy lại độc đoán, độc tài vì vậy nếu còn nắm quyền thì ông ấy còn làm bao nhiêu thứ khác chỉ có hại cho đất nước như vậy thì không lo sao được ?".[75] Ngày 18 tháng 9 năm 2015, ba ông Lưu Văn Sùng[76], Đỗ Thế Tùng[77] và Nguyễn Đình Kháng[78] đồng ký đơn gửi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành kiểm điểm, kỷ luật, và kiên quyết không để ông Nguyễn Tấn Dũng lọt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vì cho rằng ông Dũng tiếp sức cho các thế lực thù địch vu cáo Đảng Cộng sản Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc, phá hoại tình đoàn kết, hữu nghị và kích động đối đầu Việt - Trung.[79]

Chiều ngày 18 tháng 12 năm 2019, tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã diễn ra phiên xét xử vụ án Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG), diễn biến đáng chú ý là bị cáo Nguyễn Bắc Son, người được cho là chủ mưu của vụ bê bối này đã khai trước tòa rằng ông không phải kẻ chủ mưu, cầm đầu thương vụ AVG, mọi thứ đều có sự phê duyệt và làm đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ (thời điểm đó đang trong nhiệm kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền lãnh đạo cao nhất của Chính phủ).[80]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

TPO - Ngày 8/12, đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Anh lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2026. Đại hội đã hiệp thương bầu Ban Chấp hành Hội SVVN tại Anh khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2026 gồm 17 anh, chị; hiệp thương bầu Ban Thư ký gồm 5 anh, chị. Anh Cao Quốc Dũng được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội SVVN tại Anh khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2026.

Tham dự ở điểm cầu T.Ư Đoàn, có chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng Ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội SVVN. Tại Anh, có ông Đỗ Minh Hùng - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Anh và Bắc Ireland.

Phiên chính thức đã diễn ra với các nội dung chính như báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động khóa IX và phương hướng hoạt động khóa X của Hội Sinh viên Việt Nam (SVVN) tại Anh; báo cáo kết quả kiện toàn và ra mắt Ban Chấp hành Hội SVVN Việt Nam tại Anh khoá X, nhiệm kỳ 2024 - 2026.

Đại hội đã hiệp thương bầu Ban Chấp hành Hội SVVN tại Anh khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2026 gồm 17 anh, chị; hiệp thương bầu Ban Thư ký gồm 5 anh, chị. Anh Cao Quốc Dũng được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội SVVN tại Anh khoá X, nhiệm kỳ 2024 - 2026.

Chị Nguyễn Tuệ Minh - Chủ tịch Hội SVVN tại Anh khóa IX đọc diễn văn khai mạc Đại hội.

Nhiệm kỳ qua, Hội SVVN tại Anh đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa liên quan đến chuyển đổi số; chủ động đề xuất hợp tác với UBND TPHCM, các tổ chức mạng lưới trực thuộc nhằm hỗ trợ thành lập Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Anh.

Theo Hội SVVN tại Anh, mỗi năm có khoảng 3.800 học sinh, sinh viên Việt Nam đăng ký nhập học tại đây. Tính đến nay, tổng số sinh viên Việt Nam đang học tập tại Anh vào khoảng 14.000 người. Hội Sinh viên Việt Nam tại Vương quốc Anh (SVUK) là tổ chức đại diện cho sinh viên Việt Nam tại Anh, với 42 Hội Sinh viên trực thuộc (Vietsocs) trải dài trên toàn quốc. Các Vietsocs này được phân chia thành 6 khu vực địa lý, gồm London, South East, South West, Northern England, East Midlands.

SVUK cũng đã phối hợp với Hội các chuyên viên Việt Nam tại Anh tổ chức chương trình nghệ thuật “A Love Letter To” tại London nhằm giới thiệu những tài năng xuất sắc trong cộng đồng người Việt tại Anh thông qua các tiết mục biểu diễn đa dạng, từ hát, nhảy, chơi nhạc cụ truyền thống và cổ điển, đến trình diễn áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam.

Đặc biệt, SVUK đã tổ chức Hội trại Thủ lĩnh "Leader Camp 2024" tại London với chủ đề "Growth Begins, Breakthrough Within" giúp sinh viên khám phá tiềm năng cá nhân, phát triển kỹ năng mềm và chuẩn bị cho những bước tiến sự nghiệp…

Phát biểu tại điểm cầu trực tuyến, chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng Ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội SVVN ghi nhận những kết quả đã đạt được của Hội SVVN tại Anh nhiệm kỳ qua.

Điểm sáng trong công tác Hội và phong trào sinh viên của Vương Quốc Anh trong nhiệm kỳ, là sự đóng góp nhiệt tình của các cán bộ Hội và cộng đồng sinh viên trong công tác triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá thông tin về du học Anh, triển khai hỗ trợ các hoạt động học tập, sáng tạo và nghiên cứu khoa học nhằm xây dựng cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Vương Quốc Anh ngày một lớn mạnh, có độ phủ hơn.

Chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng Ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội SVVN phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Châu Linh

Trong thời gian tới, chị Nguyên đề nghị, Hội SVVN tại Anh cần có những giải pháp quyết liệt, sáng tạo hơn nữa để quy tụ toàn thể cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Anh.

Theo chị Nguyên, công tác Hội và phong trào sinh viên Việt Nam ở ngoài nước là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của thanh niên, sinh viên Việt Nam. Hiện nay, có khoảng hơn 200.000 học sinh, sinh viên và lưu học sinh Việt Nam đang sinh sống và học tập tại 49 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, có 14 tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài. Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước, T.Ư Hội SVVN luôn quan tâm tới cộng đồng sinh viên Việt Nam ở nước ngoài.

“Hội SVVN tại Anh cũng cần trở thành nhịp cầu kết nối uy tín, chặt chẽ giữa bạn trẻ đang học ở Anh và Đảng uỷ, Đại sứ quán Việt Nam để các bạn một mặt luôn hiểu, nắm bắt định hướng phát triển đất nước ta. Mặt khác, các bạn sẽ có cơ hội được hiểu hơn, tuân thủ tốt nhất những quy định, luật pháp, văn hoá trên đất nước sở tại”, chị Nguyên nói.

Từ thực tế mức độ tham gia phong trào “Sinh viên 5 tốt” tại Anh chưa đạt kỳ vọng và tiềm năng với lực lượng hiện có, số lượng sinh viên đăng ký xét chọn danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp và cấp Trung ương hàng năm chưa cao, chị Nguyên đề nghị, Hội SVVN tại Anh cần phát hiện thêm được những nhân tố mới, tạo động lực, cơ hội phát triển cho các bạn tốt hơn để đạt được danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Ban Chấp hành Hội SVVN tại Anh khóa X, năm 2024 - 2026.

Phát biểu tại Đại hội, anh Cao Quốc Dũng - Chủ tịch Hội SVVN tại Anh khoá X, nhiệm kỳ 2024 - 2026 xin hứa, sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của sinh viên Việt Nam, không ngừng học tập, cùng nhau quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Vương Quốc Anh lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2026.