Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Sacombank gần Chi nhánh Đồng Tháp

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín có tổng cộng 4 chi nhánh và phòng giao dịch được đặt trên 4 quận huyện của Tỉnh Đồng Tháp. Các chi nhánh và phòng giao dịch tập trung chủ yếu ở Thị Xã Hồng Ngự 1 địa điểm, Thị Xã Sa Đéc 1 địa điểm, Thành Phố Cao Lãnh 1 địa điểm, Huyện Lấp Vò 1 địa điểm, ...

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, chủ lực là cá tra, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Toàn tỉnh đã thả nuôi được 1.467 ha cá tra, thu hoạch được 802 ha, sản lượng 239.215 tấn, đạt trên 80% kế hoạch năm, tăng 16.523 tấn so với cùng kỳ. Giá cá tra hiện ở mức 19.000 đồng/kg, cao hơn so với cùng kỳ từ 2-3 ngàn đồng/kg.  Ngoài việc nuôi cá tra, tỉnh còn phát triển mạnh loại hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa trong vùng lũ; địa phương nuôi nhiều nhất là huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Lấp Vò, diện tích thả nuôi từ đầu năm đến nay là 1.142 ha. Hiện nay, nông dân đang tiến hành thu hoạch, giá bán được từ 90.000 đến 170.000 đồng/kg, góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu xuất khẩu mặt hàng đang "đắt khách" này.  Hiệp hội Thủy sản tỉnh cho biết, hơn một tháng nay, giá cá tra nguyên liệu trong tỉnh tăng vọt từ 16.500 - 17.000 đồng/kg lên 18.000 đồng/kg, trong vòng 10 ngày nay giá tăng cao đến 19.000 – 19.500 đồng/kg. Nguyên nhân do nguồn cá nguyên liệu đang khan hiếm, các doanh nghiệp cần thu mua để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký. Với mức giá này, các doanh nghiệp xuất khẩu có đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiết kiệm trong sản xuất, có nhiều mặt hàng giá trị gia tăng đều có lãi, góp phần để người nuôi cũng có lãi cao. Từ nay đến cuối năm, tỉnh Đồng Tháp phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đạt 323 ngàn tấn thủy sản để chế biến xuất khẩu trong năm 2010 ./.

Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (tên viết tắt: Camimex) chế biến và xuất khẩu khoảng 10.000 tấn/năm thành phẩm tôm ra các thị trường trên thế giới luôn được đảm bảo tốt nhất, thỏa mãn các yêu cầu về số lượng và chất lượng cũng như điều kiện giao hàng tốt nhất.Hơn thế, Công ty CMC Seafood , có trụ sở tại bang California Mỹ, đây là Cty liên kết của Camimex, thực hiện phân phối sản phẩm của Camimex vào thị trường châu Mỹ.

CAMIMEX GROUP, có trụ sở chính tại 333 Cao Thắng, Phường 8, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Camimex Group được thành lập từ năm 1977, là một trong những công ty đầu tiên của ngành thủy sản Việt Nam. Gần 40 năm hoạt động, trải qua những sóng gió của thời cuộc, Camimex Group không những giữ vững được vị thế của mình là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu tôm mà còn mở rộng được quy mô, tăng hiệu quả hoạt động gắn với phát triển bền vững.

Công ty quản lý vùng nuôi tôm sinh thái liên kết tại Cà Mau với diện tích gần 40.000 ha. Diện tích rừng chiếm 50% và diện tích nuôi tôm chỉ chiếm 50%. Tôm sinh thái là tôm nuôi tự nhiên trong rừng ngập mặn tại Cà Mau. Tôm sinh sống, tăng trưởng tự nhiên, không cần cho ăn. Đây là cách nuôi bền vững, bảo vệ vùng rừng sinh thái tự nhiên cũng như sự triển bền vững của lâm ngư trường sinh thái.

Camimex là đơn vị đầu tiên của Việt Nam triển khai tôm sinh thái từ năm 2000 và đạt được chứng nhận tôm sinh thái do Naturland và IMO cấp. Camimex Group cũng là đơn vị đầu tiên trên thế giới được cấp chứng nhận sinh thái cho chuỗi giá trị tôm sinh thái xuyên suốt, bền vững: Trại giống sinh thái, Vùng nuôi sinh thái, Sản phẩm sinh thái. Camimex Group hiện là đơn vị đầu tiên và duy nhất hiện nay của Việt Nam triển khai thành công chứng nhận tôm sinh thái, đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: Đảm bảo diện tích rừng, đảm bảo thu nhập gia tăng của các hộ nuôi lâm ngư trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho nhà máy, người tiêu dùng.

Sản phẩm tôm sinh thái là sản phẩm cao cấp, được khách hàng ưa chuộng, đặc biệt là các khách hàng ở Thụy Sỹ, Đức, Áo và một số nước Tây Âu. Sản phẩm sinh thái là thế mạnh của Camimex Group.

Địa chỉ: 333 Cao Thắng, P8, Tp. Cà MauĐiện thoại: (84 780) 3831608 – 3838874

Văn phòng đại diện tại TP. HCM: Tòa nhà BITEXCO NAM Long

Địa chỉ: 63A Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM

Điện Thoại: (84 28) 39330556 – Fax: (84 28) 39330557

Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp: Hội thảo nuôi trồng thủy sản bền vững

Ngày 17/3, tại huyện Tam Nông, Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp đã tổ chức hội thảo nuôi trồng thủy sản bền vững.Với sự tham dự của các hội viên và bà con nông dân. Đại biểu dự hội thảo nuôi trồng thủy sản bền vững huyện Tam Nông Thông tin tại hội thảo cho thấy, ngành thủy sản tỉnh đang đối mặt với nhiều khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất bền vững, do việc nuôi tôm thẻ chân trắng gây ra. Nổi bật là huyện Tam Nông hiện đang nuôi 63 ha tôm thẻ chân trắng, cao nhất tỉnh. Các đại biểu cho rằng, tôm thẻ chân trắng sống ở độ mặn thấp; thời gian thả nuôi đến khi thu hoạch ngắn; tuy lợi nhuận ban đầu có thể cao song về lâu dài sẽ tác hại nhiều và nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là sẽ tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến an toàn sinh học và nguồn lợi thủy sản nội địa, mất cân đối quy hoạch giữa vùng nuôi tôm biển truyền thống và lúa; tăng độ muối trong đất nông nghiệp, xâm nhập mặn và năng suất đất nông nghiệp giảm, tăng dịch bệnh nhiều hơn cho cây trồng. Khoan giếng sử dụng nguồn nước ngầm nuôi tôm biển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự lún đất lớn trong toàn khu vực, gây nhiễm mặn, xáo trộn tầng ngầm nước ngọt, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt hằng ngày của người dân… Chủ tich Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp phát biểu Dịp này, các đại biểu còn được thông tin quy định danh mục và tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại, phổ biến một số điều của Nghị định số 15 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Qua đó, góp phần xây dựng ngành thủy sản hiện đại, sản xuất gắn với thị trường đúng luật để ngành thủy sản tiếp tục phát triển bền vững… Theo Trần Trọng Trung