Chính sách tài khóa (tên Tiếng Anh: Fiscal policy) là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát.

Các loại chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa bao gồm chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thắt chặt. Mỗi loại sẽ có những tác động khác nhau đến nền kinh tế vĩ mô.

Chính sách tài khóa mở rộng còn được gọi bằng chính sách tài khóa thâm hụt. Trong chính sách này, Chính phủ sẽ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai hình thức này với nhau.

Chính sách tài khóa mở rộng đóng vai trò trong việc cải thiện sản lượng của nền kinh tế, tăng tổng cầu, tăng thêm việc làm cho người lao động, từ đó sự phát triển của nền kinh tế.

Chính sách tài khóa mở rộng được thực hiện khi suy thoái kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng chậm, không phát triển, tình trạng thất nghiệp tăng trong xã hội. Chính sách này thường được kết hợp cùng chính sách tiền tệ, làm nền tảng để ổn định và phát triển kinh tế hiệu quả nhất.

- Chính sách tài khóa thắt chặt

Chính sách tài khóa thắt chặt được thực hiện bằng việc giảm chi tiêu chính phủ hoặc tăng nguồn thu từ thuế hoặc Chính phủ kết hợp cả hai hình thức cùng một lúc.

Chính sách tài khóa thắt chặt giúp giảm sản lượng nền kinh tế, giảm tổng cầu. Chính chính sách được áp dụng để đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng khi thấy sự phát triển quá nhanh, tỷ lệ lạm phát cao và không ổn định.

Chính sách tài khóa được triển khai như thế nào?

Chính sách tài khóa được triển khai thông qua hai công cụ chính là thuế và chi tiêu công. Mỗi công cụ có vai trò riêng biệt trong quá trình điều chỉnh nền kinh tế.

Thuế là số tiền mà chính phủ thu từ người dân và doanh nghiệp. Thuế có thể bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế quan và các loại thuế khác.

Chính phủ có thể điều chỉnh mức thuế lên hoặc xuống để ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng và đầu tư của người dân & doanh nghiệp.

Giảm thuế thường nhằm kích thích tiêu dùng và đầu tư, trong khi tăng thuế có thể được sử dụng để kiểm soát lạm phát hoặc tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước.

Đọc thêm: Cách nhận biết lạm phát thông qua chỉ số CPI

Chi tiêu công là hoạt động chi tiêu của chính phủ, bao gồm hai loại chính là:

Thông qua việc tăng chi tiêu công, chính phủ có thể kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra việc làm và tăng cầu hàng hóa dịch vụ. Ngược lại, giảm chi tiêu công có thể giúp kiểm soát nợ công và hạn chế lạm phát.

Đọc thêm: Trần nợ công là gì? Ảnh hưởng của trần nợ công đến nền kinh tế

Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của chính phủ tăng dần qua các năm

Chính sách tài khóa được dùng để làm gì?

Chính sách tài khóa có vai trò quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô. Mục tiêu của chính sách tài khóa nhằm:

Chính sách tài khóa là một công cụ mạnh mẽ trong tay chính phủ để định hình nền kinh tế, đạt được tăng trưởng bền vững, công bằng xã hội.

Đọc thêm: Chính sách tiền tệ là gì? Ảnh hưởng của chính sách nới lỏng và thắt chặt tiền tệ lên thị trường Crypto

Chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông qua việc mở rộng chi tiêu hoặc giảm bớt nguồn thu thuế hoặc có thể kết hợp cả hai.

Trong điều kiện kinh tế suy thoái, chính phủ sẽ tăng chi tiêu và giảm thuế để tăng tổng cầu, từ đó tác động tăng tổng thu nhập quốc dân và tăng trưởng kinh tế. Trong quá trình triển khai Chính phủ phải kiểm soát chặt chẽ, nếu không, có thể dẫn đến hình thành lạm phát.

Chính sách này thường được áp dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo cơ hội việc làm.

Là công cụ hỗ trợ chính phủ điều tiết nền kinh tế

Chính sách tài khóa tác động tới tổng cầu, thông qua đó sẽ tác động đến các hoạt động kinh tế. Cụ thể:

Trong điều kiện hoạt động bình thường, chính sách tài khóa tác động điều chỉnh tổng cầu tăng, giúp tăng trưởng kinh tế.

Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái hoặc phát triển quá mức (còn gọi là phát triển nóng) thì chính sách tài khóa sẽ can thiệp điều chỉnh tổng cầu giảm xuống, giúp đưa nền kinh tế về lại trạng thái cân bằng.

Chính sách tài khóa thu hẹp

Chính sách tài khóa thu hẹp là chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ (G < T) thông qua việc giảm bớt chi tiêu hoặc/và tăng nguồn thu của chính phủ.

Chính sách tài khóa thắt chặt thường được sử dụng khi nền kinh tế phát triển quá mức để kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế và kiềm chế lạm phát.

Chính phủ sẽ giảm chi tiêu công và tăng thuế, lúc này tổng cầu sẽ giảm, dẫn đến thu nhập quốc dân giảm, giảm phát triển kinh tế và giảm lạm phát.

Bài viết trên đã khái quát về chính sách tài khóa, làm rõ khái niệm

các công cụ hỗ trợ và các khuynh hướng của chính sách này. Ngoài ra, bài viết cũng giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của chính sách tài khóa trong việc hỗ trợ Chính phủ định hướng, điều tiết, thúc đẩy kinh tế phục hồi và phát triển.

Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô được Chính Phủ thực hiện, với mục đích tác động vào quy mô của hoạt động kinh tế. Theo đó, Chính phủ sẽ tiến hành thay đổi thuế suất và các khoản chi tiêu khác nhằm đạt được những mục tiêu vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, bình ổn giá tiêu dùng, tăng việc làm,...

Chính sách tài khóa thuộc quyền hạn thực hiện của Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương không được thực hiện chức năng này.

Các khuynh hướng của chính sách tài khóa

Nền kinh tế gồm có 3 trạng thái: thái nền kinh tế đang phát triển bình thường, nền kinh tế đang phát triển quá mức và trạng thái suy thoái kinh tế. Theo đó, việc điều hành chính sách tài khóa theo hướng nào tùy thuộc vào quan điểm của từng chính phủ gắn với các bối cảnh kinh tế vĩ mô cụ thể.

Các khuynh hướng của chính sách tài khóa gồm: chính sách tài khóa trung lập, chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp.

Tác động của chính sách tài khóa lên nền kinh tế

Chính sách tài khóa tác động đến nền kinh tế thông qua 4 yếu tố sau:

Là công cụ của Chính phủ trong việc tác động đến tổng cầu, từ đó gây ảnh hưởng lên nền kinh tế. Trong điều kiện bình thường, chính sách tài khóa giúp kinh tế tăng trưởng ổn định. Trong trường hợp kinh tế suy thoái hoặc quá “nóng”, chính sách tài khóa giúp đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng.

Giúp Chính phủ phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế thông qua hai công cụ của chính sách tài khóa. Dựa vào đó, nhà nước có thể tập trung vào phát triển những lĩnh vực trọng tâm của đất nước.

Thực hiện chức năng phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Chính sách tài khóa giúp điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội, tài sản, hay các rủi ro từ thị trường, từ đó tạo lập một sự ổn định về mặt xã hội để tạo ra môi trường an toàn cho đầu tư và tăng trưởng.

Thực hiện mục tiêu chính yếu của đất nước là tăng trưởng (trực tiếp hoặc gián tiếp) và phát triển nền kinh tế.

Tuy đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế, nhưng chính sách này vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế:

Chậm trễ về thời gian: Thông thường Chính phủ phải mất một khoảng thời gian khá dài để nhận biết sự thay đổi của tổng cầu, thông qua thống kê và phân tích những số liệu. Sau đó, cần tiếp một khoảng thời gian nữa để đưa ra được một chính sách hoàn chỉnh. Và sau cùng là cần thời gian để chính sách đó mang lại hiệu quả.

Chính sách tài khóa không hiệu quả: Vì Chính phủ không thể biết được chính xác quy mô tác động của những điều chỉnh chi tiêu lên nền kinh tế, mà chỉ có thể dựa vào những số liệu cũ.

Nguy cơ gia tăng lạm phát: Khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng thực tế thấp, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách lớn. Việc tăng chi tiêu của Chính phủ sẽ dẫn đến gia tăng lạm phát, thậm chí là tăng thêm nợ.

Với câu hỏi chính sách tài khóa là gì, bài viết đã làm rõ được bản chất, công cụ, mục tiêu và sự tác động của chính sách này đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hy vọng bạn đọc có được những thông tin hữu ích, hiểu hơn về chính sách tài khóa đang thực hiện để tìm được cơ hội cho riêng mình. Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chính sách tài khóa là các chính sách được chính phủ ban hành liên quan đến thuế và chi tiêu công. Mục tiêu là giúp ổn định giá trị tiền tệ, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Có hai loại chính sách tài khóa mà chính phủ sử dụng để quản lý nền kinh tế là:

Cả hai loại chính sách này đều là công cụ quan trọng hỗ trợ chính phủ trong việc điều chỉnh nền kinh tế.

Phân biệt chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thắt chặt