Bạn đang tìm kiếm một điểm đến hấp dẫn cho chuyến du lịch của mình ở Trung Quốc? Hãy để Luhanhvietnam giới thiệu với bạn những điều cần biết khi khám phá Lạc Dương. Được xem là một trong "tứ đại cố đô" của Trung Quốc, Lạc Dương nằm ở phía Tây Hà Nam. Đây là nơi bạn không thể bỏ qua nếu muốn tìm hiểu văn hóa lâu đời và lịch sử phong phú của đất nước này. Hãy cùng khám phá kinh nghiệm du lịch Lạc Dương qua bài viết dưới đây.

Cách di chuyển nào là phù hợp để đến Lạc Dương?

The kinh nghiệm du lịch Lạc Dương thì máy bay vẫn là phương tiện phổ biến và thuận tiện nhất từ Việt Nam đến Lạc Dương. Thành phố có sân bay quốc tế Bắc Giao, một trong những sân bay bận rộn nhất ở Trung Quốc.

Ở Việt Nam, sân bay quốc tế ở ba thành phố lớn là Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng đều có các chuyến bay đến Lạc Dương. Dưới đây là một số thông tin về giá vé máy bay từ các sân bay quốc tế đó:

- Sài Gòn - Lạc Dương: giá vé từ 5.000.000 VNĐ đến 14.000.000 VNĐ - Hà Nội - Lạc Dương: giá vé từ 4.000.000 VNĐ đến 15.000.000 VNĐ - Đà Nẵng - Lạc Dương: giá vé từ 6.500.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ

Hầu hết các chuyến bay cần ít nhất một dừng và hiếm khi có chuyến bay thẳng từ Việt Nam đến Lạc Dương. Các điểm dừng thường bao gồm Hà Nội cho các chuyến từ Sài Gòn và Đà Nẵng, cùng với một thành phố ở Trung Quốc như Thâm Quyến hoặc Côn Minh.

Lệ Cảnh Môn - khu phố đi bộ và ẩm thực

Lệ Cảnh Môn nằm ngay tại trung tâm Lạc Dương, là cánh cổng thành phố phía Tây mang nhiều dấu tích của quá khứ lịch sử của Lạc Dương. Vượt qua cánh cổng này, bạn sẽ bước vào khu phố đi bộ và ẩm thực đa dạng với nhiều món ngon từ các nguyên liệu khác nhau. Ở đây, du khách có cơ hội thưởng thức món Thủy Tịch, một món ăn có lịch sử hơn 1000 năm, được nấu với nước sốt sánh và kết hợp với nhiều hương vị kích thích tất cả các giác quan.

Lệ Cảnh Môn là địa điểm lý tưởng để du khách khám phá những nét độc đáo và ấn tượng của ẩm thực Trung Hoa tại Lạc Dương.

Trên đây là một số thông tin về kinh nghiệm du lịch Lạc Dương mà bạn cần nắm trước khi khởi đầu hành trình du lịch tới Lạc Dương trong thời gian sắp tới.

Thu Mơ (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Nằm cách TP Hải Dương khoảng 30 km, khu du lịch sinh thái Đảo Cò ở xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện) như một viên ngọc sáng nằm giữa bốn bề xanh ngát. Hàng trăm năm qua, nơi đây đã trở thành nơi trú ngụ của khoảng 20.000 con cò, vạc.

Liên quan đến hồ An Dương thuộc khu du lịch sinh thái Đảo Cò lưu truyền một câu chuyện đầy kỳ bí. Anh Lê Xuân Đến ở Tổ dịch vụ cho biết, xưa kia vùng hồ An Dương vốn là khu ruộng trũng rộng vài trăm mẫu. Ở giữa cánh đồng này có một gò đất cao nên nhân dân đã xây dựng lên một ngôi đền nhỏ. Cuối thế kỷ XVII, lũ lụt liên tiếp xảy ra đã nhấn chìm toàn bộ làng mạc. Ngôi đền trên gò đất cũng biến mất từ đó nhưng xung quanh lại hình thành một hồ nước rộng mênh mông. Sau này, từng đàn cò, vạc ở khắp nơi tụ về sinh sống tạo nên Đảo Cò.

Ngày đó, người trong làng An Dương bắt đầu truyền tai nhau những câu chuyện ly kỳ về Đảo Cò. Có năm người làng An Dương thấy hồ lắm tôm, nhiều cá nên thuê phường chài ở tỉnh Hà Nam về đánh bắt. Vì không tin vào lời dặn của các cụ trong làng nên những người này thản nhiên giăng lưới mà không thắp hương xin phép bà chúa Vực (người được dân làng tôn sùng là người bảo vệ Đảo Cò). Ngay lần đầu tiên thả lưới đã bị vướng, không tài nào kéo lên được. Một người đàn ông tên Câu đã nhảy xuống hồ gỡ lưới nhưng mất tăm. Mấy ngày sau người dân mới tìm thấy xác ông Câu trên mặt hồ.

Nhiều người trong làng còn đồn đoán dưới lòng hồ An Dương vẫn ẩn giấu nhiều bí mật.

Khu du lịch sinh thái Đảo Cò không chỉ có ý nghĩa về mặt sinh thái mà còn có ý nghĩa về mặt lịch sử. Vào thế kỷ thứ VI, khu vực Đảo Cò thuộc trang An Dương, quận Giao Chỉ từng là căn cứ của nghĩa quân Triệu Quang Phục chống giặc Lương. Những năm 1885 - 1889, Đảo Cò nằm trong vùng hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy... Xung quanh Đảo Cò còn có nhiều di tích gắn liền với các thời kỳ lịch sử như: chùa Nam, lầu bà Chúa Vực...

Những câu chuyện kỳ bí về Đảo Cò được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nên dân làng An Dương không ai dám bắt cò, vạc về chơi hay ăn thịt. Ai cũng có ý thức bảo vệ và phát triển đàn cò, vạc. Cũng nhờ vậy mà Đảo Cò ngày càng có nhiều loài chim quý hiếm về trú ngụ. "Nhiều năm qua, nhân dân địa phương luôn coi cò, vạc như là tài sản chung nên ra sức bảo vệ, giữ gìn. Đến nay, nơi đây đã trở thành ngôi nhà của 52 loài chim thuộc 12 bộ, 30 họ, 42 giống với tổng đàn lên đến 20.000 con", chị Hoa cho biết.

Năm 2014, khu du lịch sinh thái Đảo Cò tại xã Chi Lăng Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Trải qua nhiều biến cố thời gian, các đảo nhỏ trong quần thể Đảo Cò đã dấu hiệu bị sạt lở và bị thu hẹp. Năm 2018, UBND tỉnh đã đầu tư 45,5 tỷ đồng để phát triển và bảo tồn Đảo Cò. Từ đây đảo nhân tạo 4C được xây dựng với mục đích mở rộng không gian sống cho các loài cò, vạc. Để có Đảo Cò như hiện nay, một số hộ dân có đất, có nhà trên đảo đã tự nguyện nhường đất, di chuyển nhà cửa để làm nơi trú ngụ cho cò, vạc.

"Năm 2003, 7 hộ chúng tôi đã để lại toàn bộ nhà cửa cùng hơn 2.000 m2 đất ở nhường chỗ để mở rộng khu du lịch sinh thái Đảo Cò. Đảo 3B ngày nay chính là mảnh đất tiên tổ của chúng tôi xưa kia. Trên đảo này hiện vẫn còn lăng mộ tổ của dòng họ", ông Nguyễn Đăng Huy (80 tuổi) cho biết.

Năm 2018, xã Chi Lăng Nam thành lập Đội tự quản an ninh trật tự tại Đảo Cò với 56 thành viên. Đội được chia làm 3 tổ tự quản gồm: Tổ dịch vụ trên bờ, Tổ lái đò vận chuyển và Tổ bảo vệ. Các tổ có nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động phá hoại làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái Đảo Cò, cảnh quan môi trường cũng như tình hình an ninh trật tự. Ông Nguyễn Văn Nhương, Phó Chủ tịch UBND xã Chi Lăng Nam cho biết, mặc dù không có kinh phí hỗ trợ nhưng đội tự quản an ninh trật tự tại Đảo Cò vẫn luôn hăng hái, nhiệt tình với công việc. Từ khi thành lập đến nay, các thành viên luôn thực hiện theo phương châm: "Du khách an toàn - cò vạc bình yên".

Những năm qua, đội tự quản còn tích cực phối hợp với các đơn vị, tổ chức phát động Tết trồng cây, thu gom rác thải... để cải tạo lại môi trường sống tại Đảo Cò. Ngoài bảo vệ môi trường, đội tự quản còn tổ chức các đợt tuần tra để bắt, xua đuổi các loại thiên địch của cò, vạc non như: rắn, diều hâu; cứu cò, vạc bị dính bẫy chuột. Vào mùa sinh sản, đội luôn có mặt tại các đảo để sửa lại tổ cò và nhặt những con non bị rơi xuống đất.

Được sự che chở, đùm bọc của nhân dân địa phương nên số lượng cò, vạc tại Đảo Cò ngày càng sinh sôi nảy nở.

Hằng năm vào tháng 3, cò vạc trên các đảo bắt đầu bước vào mùa sinh sản. Thời điểm này, chỉ có chim bố đi kiếm ăn còn chim mẹ ở lại ấp trứng và bảo vệ tổ. Đến tháng 5, khi thời tiết nắng ấm hơn cũng là lúc cò, vạc con phá trứng tìm mồi.

Đây cũng là khoảng thời gian đẹp nhất của Đảo Cò khi chim bố mẹ không đi kiếm ăn xa mà chỉ quanh quẩn bên con non.

Âm thanh, cảnh vật cũng vì thế mà có nhiều thay đổi.

Vào mùa sinh sản, giữa bạt ngàn tre, trúc... là hàng vạn tổ cò, vạc đang tràn đầy sự sống.

Có tổ chim non đã tập chuyền cành, lông mọc trắng muốt che gần hết phần thân trần nhẵn nhụi.

Thấy sự xuất hiện của con người, cò vạc bố mẹ nháo nhác tìm con khiến Đảo Cò càng thêm náo nhiệt.

Chúng tôi rời đảo 3B cũng là lúc hoàng hôn buông xuống. Mặt hồ An Dương như tấm gương phản chiếu khiến cảnh sắc nơi đây càng thêm lung linh, huyền ảo. Giữa mênh mông mây trời, non nước, chiếc thuyền máy nhẹ nhàng rẽ sóng đưa chúng tôi vào bờ, kết thúc một ngày trải nghiệm thú vị.