Sáng 7/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của thành phố.

ẢNH Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa

Phóng to ảnh Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa TẠI ĐÂY

Mạng lưới giao thông đường cấp khu vực cần được đồng bộ hóa, hoàn chỉnh quy hoạch với mặt cắt ngang rộng B = 25m – 30m, phục vụ được 4 làn xe.

Tập trung xác định các tuyến đường có quy mô nhỏ và trung bình nhằm giảm khối lượng giải phóng mặt bằng và nâng cao mật độ giao thông trên địa bàn quận.

+ Chùa Bộc- Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng – Voi Phục có mặt cắt ngang rộng 30m,

+ Tôn Thất Tùng – Hồ Ba Mẫu – Thiên Hùng – Trần Quý Cáp có mặt cắt ngang rộng từ 25- 30m.

Đặc biệt là tuyến đường dẫn tới những địa điểm vui chơi, giải trí trong nội quận như rạp chiếu phim, công viên, trung tâm thương mại,…

Dự án đường sắt trên cao 2A nối giữa Hà Đông và Cát Linh đi qua quận Đống Đa trên trục đường Yên Lãng – Hào Nam, kéo dài tới Cát Linh.

Trục đường trên cao không làm ảnh hưởng tới giao thông phía dưới, giải quyết được vấn đề đi lại trong nội quận.

Tuyến đường sắt hiện có dọc theo đường Giải Phóng – Lê Duẩn dự kiến được thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị chạy trên cầu cạn.

Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt đô thị khác dọc theo đường Nguyễn Chí Thanh (Tuyến Hà Nội – Hoà Lạc).

Các trạm xe bus cần được bố trí trên đường trục chính.

Hạn chế những tuyến bus vào trục đường khu vực chỉ có 2 làn xe.

Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa

Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa – Bản đồ quy hoạch quận Đống Đa – Tỷ lệ 1/2000

Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa thuộc phân khu đô thị H1-3. Để đảm bảo sự phát triển đồng bộ và bền vững của quận so với những quận nội thành khác, việc quy hoạch cần được thực hiện nhanh chóng.

Phân khu đô thị H1-3 nằm phía Tây Nam thuộc khu vực nội đô lịch sử (giới hạn từ đường vành đai 2 vào trung tâm, gồm 4 quận nội thành cũ là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và một phần của quận Tây Hồ).

Nội dung chi tiết Bản đồ quy hoạch giao thông quận Đống Đa

Giao thông trên địa bàn quận Đống Đa hiện nay nhìn chung khá khoa học với nhiều trục đường chính song song. Quan trọng nhất là những nút giao nhau tại điểm ngã 4 cần được quy hoạch thật khéo, nhất là những nút giao thông nối với các quận lân cận.

Tiêu biểu là nút giao Tây Sơn – Thái Hà, Xã Đàn – Tôn Đức Thắng, Ô Chợ Dừa – Hào Nam. Tại những nút thắt này cần được bổ sung cầu vượt trên cao, hầm đường bộ, hệ thống vòng xuyến để phân luồng giao thông, tránh ách tắc vào giờ cao điểm.

Ngoài những tuyến đường đã được quy hoạch hoàn thiện và đi vào khởi động, quận Đống Đa vẫn còn một số trục đường chính cần nhanh chóng đi vào hoạt động.

Các tuyến đường chính đô thị cần được cải tạo, xây dựng, mở rộng và hoàn thiện theo bản đồ quy hoạch gồm:

Đông Anh và Gia Lâm đã cơ bản thực hiện xong các tiêu chí để trở thành quận

Theo Công văn số 233/KH-UBND ngày 6/8/2024 của UBND thành phố Hà Nội về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng phát triển 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận, đến nay, huyện Đông Anh và Gia Lâm đã cơ bản thực hiện xong giai đoạn đầu tư, xây dựng phát triển để lập Đề án thành lập quận, phường.

2/3 huyện còn lại đang trong thời điểm rà soát, đánh giá và công nhận trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của các khu vực dự kiến thành lập quận, phường.

Về lộ trình cụ thể, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết thành phố yêu cầu huyện Đông Anh, Gia Lâm phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan hoàn thiện công tác lập hồ sơ Đề án và làm việc với các bộ, ngành Trung ương thẩm định, phấn đấu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận của hai huyện vào quý 4/2024 hoặc quý 1//2025.

Với các huyện Thanh Trì và Hoài Đức, cần chủ động phối hợp với các sở, ngành, cung cấp hồ sơ, số liệu phục vụ công tác đánh giá tiêu chí; xây dựng các giải pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, trong đó ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư xây dựng các công trình, dự án đảm bảo hoàn thành tiêu chí.

Huyện Thanh Trì và Hoài Đức phấn đấu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận vào quý 4/2025.

Đối với huyện Đan Phượng, tiếp tục rà soát tình hình thực hiện Đề án, đánh giá các tiêu chí, xây dựng giải pháp cụ thể để thực hiện hoàn thành Đề án; bám sát các sở, ngành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; báo cáo Ban Chỉ đạo của thành phố về lộ trình và chủ động đề xuất phương án, dự kiến thời gian lập hồ sơ, Đề án thành lập quận của huyện.

Làm rõ thêm thông tin, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết huyện Đông Anh và Gia Lâm đã hoàn thành các tiêu chí và đủ điều kiện theo tiêu chuẩn tối thiểu quy định tại nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hiện hai huyện đang phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch-Kiến trúc hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Xây dựng xem xét, công nhận các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập quận, phường, làm cơ sở hoàn thiện Đề án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt.

Về nhóm tiêu chuẩn “Diện tích tự nhiên” và “Quy mô dân số,” cả ba huyện Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng đều đạt tiêu chí thành lập quận. Tuy nhiên, tiêu chí thành lập phường cả ba huyện đều chưa đạt.

Nhóm tiêu chuẩn “Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội” và “Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị”, cả ba huyện đều chưa đạt 100% tiêu chí thành lập phường, thành lập quận.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc đưa 5 huyện thành quận là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong chiến lược phát triển Thủ đô những năm tới, nhằm thay đổi một cách thực chất về cơ sở vật chất, đời sống người dân được thụ hưởng ở tất cả các mặt.

Tuy nhiên, việc phát triển huyện thành quận cần bám sát các quy định của Luật Thủ đô năm 2024, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Song thực tế cho thấy, hầu hết các huyện phấn đấu hoàn thành các tiêu chí huyện trở thành quận, xã trở thành phường đều còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân thông tin thêm, hiện thành phố Hà Nội chưa phê duyệt Chương trình phát triển đô thị.

Về thực hiện các tiêu chí, hầu hết các xã của 5 huyện chưa bảo đảm tiêu chí tự cân đối thu, chi ngân sách. Trước tình hình trên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có những chỉ đạo cụ thể đến các sở, ngành và địa phương liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Bên cạnh đó, theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, 4 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng vẫn còn diện tích đất nằm ngoài khu vực phát triển đô thị. Trong đó, huyện Đan Phượng là địa phương khó đáp ứng được yêu cầu quy hoạch đô thị toàn bộ ranh giới huyện.

Điển hình như đối với các nội dung, quy trình để hoàn thiện hồ sơ Đề án thành lập quận, phường của huyện Đông Anh và Gia Lâm, xây dựng quy trình, hướng dẫn trình tự, thủ tục về xây dựng Đề án thành lập quận và các nội dung liên quan đến hồ sơ đầy đủ của Đề án trình duyệt theo quy định; tham mưu tổ chức buổi làm việc của Ủy ban Nhân dân thành phố với Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ và các đơn vị liên quan để xin ý kiến nếu có khó khăn, vướng mắc.

Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương liên quan hoàn thiện hồ sơ, thực hiện quy trình, thủ tục trình Chính phủ quyết định phê duyệt việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đảm bảo việc thành lập quận của các huyện và các phường thuộc quận phù hợp quy hoạch; tham mưu thành phố việc thực hiện phân loại đô thị, rà soát tiêu chí phân loại đô thị; lập, hoàn thiện báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của các khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc các huyện trình phê duyệt, công nhận.

Về công tác tổ chức rà soát đánh giá các tiêu chí để triển khai xây dựng Đề án, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí chưa đạt và thực hiện các quy trình, thủ tục đề nghị thành lập quận các huyện, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành tham mưu Ủy ban Nhân dân thành phố có văn bản xin ý kiến thống nhất của các cơ quan Trung ương cho phép trình Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của các khu vực dự kiến thành lập quận, phường và Đề án thành lập quận, phường của các huyện dự kiến thành lập quận song song với việc trình Quy hoạch phân khu đô thị.

Đồng thời, thành phố tiếp tục nghiên cứu, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tính đặc thù của thành phố Hà Nội đối với chỉ tiêu tự cân đối thu-chi ngân sách cấp xã khi các huyện hoàn thành đề án thành lập quận và triển khai thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị.

Các sở, ngành phối hợp với các huyện lập Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của các khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc các huyện trình phê duyệt, công nhận và xây dựng dự thảo Đề án thành lập quận, phường.

Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân 5 huyện cần rà soát về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, trường hợp chưa đủ điều kiện, triển khai phương án để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính xã (thị trấn) để thành lập các đơn vị hành chính phường trong Đề án thành lập quận của các huyện, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 và các nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Các sở, ngành và các địa phương định kỳ, báo cáo tình hình thực hiện Đề án, các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp thực hiện Đề án về UBND thành phố để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ./.

- Đơn vị: Quận ủy - HĐND - UBND quận Đống Đa

- Địa chỉ: 279, Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội

- Điện thoại: (024) 38513524 - Fax: 024-38.511.321.

- Dân số: khoảng 410 nghìn người

Đơn vị hành chính (21 phường): Cát Linh, Hàng Bột, Láng Hạ, Láng Thượng, Kim Liên, Khâm Thiên, Khương Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.

Lịch sử hình thành và phát triển

Những dấu tích khảo cổ học cho thấy vùng đất thuộc quận Đống Đa được người Việt cổ khai phá từ rất sớm. Năm 1978, khi đào sông Tô Lịch ở giáp ranh 2 làng Hạ Yên Quyết và làng Thượng (huyện Từ Liêm) đã tìm thấy chiếc quan tài bằng cả cây gỗ khoét rỗng với đồ tùy táng, có niên đại được xác định là đầu Công nguyên. Cùng với rìu đá mài ở Quần Ngựa, rìu đồng có vai ở Cống Vị, trống đồng loại I ở Ngọc Hà (quận Ba Đình), tư liệu này góp phần khẳng định tính chất cổ xưa của vùng đất nội thành.

Quận Đống Đa là một phần đất của Kinh thành Thăng Long, phần đất ở nội thành qua các thời kỳ lịch sử đã nhiều lần thay đổi địa dư và tên gọi. Thời Hán là đất huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ; thời Tống thuộc huyện Tống Bình; đến khi nhà Tùy đặt huyện này làm trị sự của An Nam đô hộ phủ thì Tống Bình trở thành trung tâm chính trị của nước Việt Nam thời đó. Sau đó bọn đô hộ nhà Hán xây tại đây những tòa thành lũy để đề phòng những cuộc nổi dậy của nhân dân, lần đắp lũy lớn nhất vào năm 864 gọi là Đại La Thành. Dấu vết của đoạn đó có thể là đoạn đường La Thành hiện nay. Cũng từ đây, các tên La Thành hay Đại La đã thay thế tên cũ Tống Bình. Vì thế, năm 1010, trong “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ có nói đến việc dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La và sau đó Đại La đổi tên thành Thăng Long. Thăng Long thời Lý gồm 2 khu vực “Thăng Long thành” tức nơi vua ở và thiết triều cùng khu dân cư là nơi làm ăn sinh sống của các hạng sĩ, nông, công, thương gọi là “Thăng Long ngoại thành”, phần lớn quận Đống Đa nay nằm ở khu vực này. Cả 2 khu vực đó lập thành một đơn vị hành chính gọi là Ứng Thiên, đến năm 1014 lại đổi thành phủ Nam Kinh.

Sang thời Trần, Thăng Long được đổi tên thành Trung Kinh. Năm 1230, được chia thành 61 phường (chưa có tư liệu liệt kê tên 61 phường cũng như chưa biết quận Đống Đa gồm những phường nào). Đời Hồ, Thăng Long được gọi là Đông Đô, sau đó nhà Minh đổi thành Đông Quan. Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược, Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đổi thành Đông Kinh. Năm 1466, Lê Thánh Tông đổi thành Trung Đô. Năm 1469, lại đổi thành phủ Phụng Thiên. Từ đây, sử sách mới ghi cụ thể phạm vi của kinh đô là gồm 2 huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức. Mỗi huyện chia thành 18 phường. Theo Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá thì trong số 36 phường đó, quận Đống Đa nay gồm phần đất của các phường: Vĩnh Xương (khu vực phố Nguyễn Khuyến), Bích Câu (khu vực Cát Linh - Văn Miếu), Thịnh Quang (Thịnh Quang - Tôn Đức Thắng), Xã Đàn (khu vực Xã Đàn - Khâm Thiên), Đông Tác (khu vực ngõ chợ Khâm Thiên - Trung Tự), Kim Hoa (khu vực Kim Liên - Trung Tự). Sang thời Tây Sơn, Thăng Long đổi tên là Bắc Thành vì kinh đô chuyển vào Phú Xuân (Huế).

Sang thời Nguyễn, năm Gia Long thứ 4 (1805), đặt Tổng trấn Bắc Thành, đổi tên huyện Vĩnh Xương thành Thọ Xương, huyện Quảng Đức thành huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), phần đất của quận Đống Đa vẫn nằm trên đất 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, tập III thì cuối thế kỷ XIX, huyện Thọ Xương có 8 tổng, 115 thôn, trang trại. Theo sách “Tên làng xã Việt Nam” thì đầu thế kỷ XIX, quận Đống Đa nằm trên địa phận các huyện: Thọ Xương, Vĩnh Thuận.

Sau khi nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, năm 1888, đã cắt 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận làm nhượng địa cho Pháp. Năm 1889, thực dân Pháp quy hoạch thành phố, lấy phần đất còn lại của 2 huyện để thành lập khu vực ngoại thành Hà Nội, đến năm 1914 đổi thành huyện Hoàn Long thuộc tỉnh Hà Đông. Năm 1942, thành phố Hà Nội được mở rộng, huyện Hoàn Long được cắt về thuộc Địa lý đặc biệt Hà Nội. Đống Đa tương ứng với hộ thứ 3 (3C quartier) trong 8 hộ ở nội thành Hà Nội.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, khu vực nội thành vẫn giữ nguyên địa giới cũ thuộc thành phố Hà Nội. Đến giữa năm 1946, bầu cử Ủy ban hành chính nội thành, ngoại thành và Ủy ban các làng ngoại thành đã họp và phân chia ngoại thành thành 5 khu: Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Mê Linh, Đề Thám. Một bộ phận lớn các phường của quận Đống Đa thuộc khu Đống Đa.

Tháng 11/1946, thực hiện chủ trương của Trung ương, chiến khu XI (tức Hà Nội) được thành lập. Để chỉ đạo việc bố trí lực lượng kháng chiến, nội thành Hà Nội chia thành 3 liên khu. Khu vực Đống Đa nay nằm trên địa bàn Liên khu 3 nội thành. Từ cuối năm 1947, địa phận Liên khu 3 - Đống Đa được đổi thành quận 5. Vùng đất Đống Đa bao gồm 5 quận và 1 phần huyện Thanh Trì. Tháng 5/1948, Hà Nội hợp nhất với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Lưỡng Hà. Khu vực ngoại thành Hà Nội được chia làm 2 huyện Trấn Tây và Trấn Nam, lấy đường số 6 làm ranh giới.

Tháng 10/1948, tỉnh Lưỡng Hà giải thể, chia thành 2 tỉnh cũ là Hà Nội và Hà Đông. Đến tháng 2/1949, Hà Nội chia lại các đơn vị hành chính sau khi cơ sở kháng chiến được hình thành rộng khắp ở nội thành. Hai huyện Trấn Tây và Trấn Nam được chia thành 2 quận 4 và 6. Ở nội thành chia làm 2 Liên khu 1 và 2. Đến tháng 6/1949, hai Liên khu đổi thành quận 1 và quận 2. Đống Đa lúc này chủ yếu thuộc đất của quận 2 và quận 5. Tháng 11/1949, ba quận 4, 5, 6 được nhập vào quận ngoại thành gồm 33 liên xã.

Sau khi Thủ đô được giải phóng 10/10/1954, Ủy ban hành chính Thành phố chia Hà Nội thành 4 quận nội thành gồm 36 khu, 4 quận ngoại thành gồm 46 xã. Đống Đa khi đó nằm trên đất quận 3 (nội thành) và 3 quận ngoại thành là Khâm Thiên (quận 4), Từ Liêm (quận 6) và Thanh Trì (quận 7). Tháng 11/1957, sau bầu cử HĐND Thành phố khóa I, Hà Nội được chia thành 8 quận, Đống Đa gồm phần đất của quận 1 (khu vực ga Hàng Cỏ), quận 3 (khu vực Văn Miếu), quận 4 (khu vực Ô Chợ Dừa), quận 6 (Hào Nam, Thái Thịnh) và quận 7 (xã Phương Liên). Tháng 3/1958, 4 quận nội thành lại được thay thế bằng 12 khu phố, trong đó có các khu Văn Miếu, Bạch Mai, Bẩy Mẫu, Ô Chợ Dừa thuộc quận Đống Đa. Năm 1959, 12 khu phố nội thành lại được chia thành 8 khu phố, trong đó Đống Đa gồm phần đất của các khu Đống Đa, Bạch Mai, Hàng Cỏ.

Ngày 20/4/1961, Quốc hội khóa II kỳ họp thứ 2 phê chuẩn việc mở rộng Thành phố Hà Nội. Ngày 31/5/1961, Chính phủ ra Quyết định 78/CP chia Hà Nội thành 4 khu phố và 4 huyện, Đống Đa được nhập thêm một số làng xã của huyện Thanh Trì (như Kim Liên, Phương Liệt) với diện tích 11,75km2, trở thành khu phố rộng nhất của nội thành, dân số 92.100 người. Ngày 21/12/1974, HĐND Thành phố quyết định thành lập các tiểu khu. Đống Đa gồm 48 tiểu khu, trong đó có tiểu khu Yên Lãng từ huyện Từ Liêm về. Tháng 12/1978, HĐND Thành phố quyết định sắp xếp lại các tiểu khu. Đống Đa còn 28 tiểu khu, đến năm 1980 số tiểu khu chỉ còn 24. Sau kỳ họp khóa 8 HĐND bàn việc phân cấp quản lý, ngày 10/6/1981 cấp hành chính khu phố đổi là quận, tiểu khu chuyển thành phường; theo đó quận Đống Đa có 24 phường. Ngày 13/7/1982, kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố khóa 8 đề nghị Quốc hội phê chuẩn lập 2 phường mới là Kim Giang và Thanh Xuân Bắc. Đến đây, quận Đống Đa gồm 26 phường với số dân là 344.558 người, nằm trên diện tích gần 16km2. Thực hiện Nghị định số 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ về việc thành lập quận Thanh Xuân, theo đó quận Đống Đa chuyển 5 phường về quận Thanh Xuân. Lúc này quận Đống Đa có 21 phường và được duy trì đến ngày nay.

Văn hóa và truyền thống lịch sử

Đống Đa có địa giới hành chính hẹp, dân cư đông. Nói đến Đống Đa là nói đến một vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, truyền thống yêu nước. Văn Miếu Quốc Tử Giám, một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, là trường đại học đầu tiên của đất nước, nơi đào tạo, hội tụ nhiều nhân tài, góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước, cho Thăng Long - Hà Nội. Trên mảnh đất thiêng liêng này đã từng âm vang tiếng trống và rực lửa trận của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ “Đại phá quân Thanh” làm nên chiến thắng lẫy lừng Ngọc Hồi Đống Đa, ghi dấu son chói lọi vào trang sử vàng dân tộc. Chính nơi đây có địa chỉ đỏ bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Đảng, Bác Hồ lãnh đạo Hà Nội và cả nước bước vào kháng chiến trường kỳ, có pháo đài Láng nổ phát súng lệnh cho toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Rồi những năm tháng quân, dân Đống Đa lại cùng Hà Nội giáng những đòn sấm sét vào đế quốc Mỹ trong hai cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại bằng không quân mà đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược B52 trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, lập nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu.

Ý chí kiên cường, sức mạnh của con người Đống Đa được tôi luyện thử thách trong chiến đấu, ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước, nhân dân Đống Đa lại giành được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực. Kinh tế liên tục phát triển, quan hệ sản xuất được củng cố, đời sống văn hóa tinh thần nhân dân được nâng cao.

Với những thành tích đặc biệt trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất, tháng 9/1999, quận Đống Đa là đơn vị đầu tiên của Thủ Đô vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Năm 2011: Đón nhận Huân chương Lao động Hạng ba và năm 2016 đúng ngày thành lập quận, Đống Đa đã vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động Hạng nhất. Niềm tự hào ấy đang được Đảng bộ và nhân dân quận Đống Đa phát huy trên con đường đổi mới, xây dựng quận ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Để xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc, mỗi cán bộ, đảng viên quận Đống Đa sẽ tiếp tục đổi mới và đổi mới hơn nữa, phát huy dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, chủ động kiểm soát, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Quận Đống Đa là một trong những khu vực của thành phố Hà Nội có số di tích nhiều và mang giá trị cao, tiêu biểu là khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông và trở thành trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.

Gò Đống Đa nơi ghi dấu ấn Quang Trung đại phá quân Thanh. Cụm di tích đền Trung Liệt - Gò Đống Đa cũng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.

Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có các di tích khác như Đàn Xã Tắc; Pháo Đài Láng; Chùa Bộc; Chùa Láng; Ô Chợ Dừa; Sân vận động Hàng Đẫy; Ga xe lửa Hà Nội; Chợ Kim Liên... Các điểm tham quan không quá xa nhau, tạo điều kiện cho du khách có thể tham quan tất cả các nơi mà không mất quá nhiều thời gian di chuyển. Đây là một trong những điểm hấp dẫn thu hút phát triển ngành du lịch của địa phương.

Truyền thống lịch sử của nhân dân Đống Đa được phát huy và nâng lên tầm cao mới, thắp sáng ngọn đuốc truyền thống, cổ vũ Đảng bộ và nhân dân Đống Đa thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.