Đây là dịp để doanh nghiệp, người sản xuất, xuất khẩu trao đổi, kiến nghị với các bộ, ngành, cơ quan quản lý của Việt Nam-Trung Quốc những giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước.
Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản quan trọng
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển thị trường (Bộ NNPTNT) cho biết, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất nhập khẩu nông - lâm - thủy sản quan trọng của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc với thế giới và là đối tác lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: CTV
Về xuất nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản, có sự tăng trưởng đều trong năm 2023 và 11 tháng năm nay có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 16 tỷ USD (tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng đến 29% đến 40% so với cùng kỳ các năm 2020 và 2021). Trong đó, xuất khẩu đạt 12,2 tỷ USD (tăng 11%), các mặt hàng tăng trưởng mạnh như rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản…
Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng đã mở cửa thị trường cho rất nhiều sản phẩm trái cây, sản phẩm có nguồn gốc động vật (sữa, tổ yến, khỉ nuôi, cá sấu) và thủy sản…
Tại diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi, làm rõ ý kiến của đại diện một số hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp về những quy định về xuất khẩu nông lâm thủy sản, thực phẩm vào thị trường Trung Quốc; những quy định về thực hiện hợp đồng thương mại với Trung Quốc; những vấn đề trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế; những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nông lâm, thủy sản của Việt Nam…
Diễn đàn có sự tham gia của đại diện các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản trên cả nước; các cơ quan, doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc... Ảnh: CTV
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh chia sẻ, trong những năm qua, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm quản lý hiệu quả và hỗ trợ, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là đối với mặt hàng nông - lâm - thủy sản.
Một số dự án trọng điểm đã và đang được triển khai như: Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh; dự án thành phần 2 đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn giúp kết nối Lạng Sơn với mạng lưới đường bộ cao tốc quốc gia, đặc biệt là TP Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và Thủ đô Hà Nội; dự án cải tạo ga đường sắt Đồng Đăng…
Lạng Sơn cũng quy hoạch kết nối với các khu vực dịch vụ logistics quan trọng nhằm phát huy hiệu quả tính chất liên vận quốc tế; mở rộng và nâng cấp hạ tầng cửa khẩu và hệ thống kho tàng bến bãi; dự án cảng cạn Lạng Sơn nằm trong Tổ hợp Khu phi thuế quan và trung tâm kho bãi lưu trữ hàng hóa quốc tế...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: CTV
Đặc biệt, địa phương đã triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 - 1120 và tuyến đường vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 - 1089.
Ngoài ra, Lạng Sơn cũng triển khai các sự kiện giao lưu, xúc tiến thương mại, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc kết nối, gặp gỡ, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất nhập khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh, Lạng Sơn luôn hoan nghênh các thương nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến khảo sát, làm việc, kết nối với doanh nghiệp địa phương để hợp tác về thương mại qua các cửa khẩu của tỉnh.
Tận dụng thương mại điện tử xuyên biên giới
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam nêu rõ: Trung Quốc là một trong ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bên cạnh Hoa Kỳ và Nhật Bản. Việc ký kết các nghị định thư giữa Bộ NNPTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã tạo sức bật cho nhiều loại nông sản trong nước. Tuy vậy, bên cạnh cơ hội thì hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn có những khó khăn và thách thức.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT đề nghị thời gian tới, các địa phương, các đơn vị trực thuộc thuộc Bộ NNPTNT, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiếp tục đàm phán, mở cửa và xử lý tháo gỡ vướng mắc, duy trì phát triển thị trường; tập trung tổ chức lại chuỗi sản xuất theo ngành hàng cụ thể gắn với các vùng chuyên canh liên kết với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn; khẩn trương, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ở trung ương và địa phương để đảm bảo cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi phục vụ xuất khẩu; minh bạch hóa thông tin với các vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở đóng gói theo mùa vụ, thời vụ; chuẩn hóa về chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: CTV
Bên cạnh đó, cần tăng cường sự phối hợp giữa nhà nước, hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp để sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản.
Trong năm 2025 và các năm tới, tiếp tục quan tâm phát triển thị trường Trung Quốc theo hướng bền vững, chất lượng. Đặc biệt, việc tham gia các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới được xem là hướng đi tiềm năng để doanh nghiệp trong nước tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng Trung Quốc.
- Sáng 3/12, tại thành phố Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức “Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông lâm, thủy sản Việt Nam – Trung Quốc”.
Dự diễn đàn, về phía trung ương có đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; đại diện các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản trên cả nước; các cơ quan, doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc.
Về phía tỉnh Lạng Sơn, dự diễn đàn có đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và một số doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh…
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt 16 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 12,2 tỷ USD (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023).
Cũng theo báo cáo tại diễn đàn, mặt hàng nông lâm, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn chiếm từ 75-80% giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai tại tỉnh.
Phát biểu tại diễn đàn, đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định: Thời gian qua, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm quản lý hiệu quả và hỗ trợ, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là đối với mặt hàng nông lâm thủy sản.
Tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và chuyển đổi số trong công tác quản lý xuất nhập khẩu thông qua Nền tảng cửa khẩu số, giúp tiếp nhận và xử lý thông tin công khai, nhanh chóng, từ đó kịp thời điều tiết các phương tiện, tăng hiệu suất thông quan; tích cực riển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh; triển khai các sự kiện giao lưu, xúc tiến thương mại, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc kết nối, gặp gỡ, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất nhập khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản...
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Lạng Sơn luôn hoan nghênh các thương nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến khảo sát, làm việc, kết nối với doanh nghiệp địa phương để hợp tác về thương mại qua các cửa khẩu của tỉnh.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi, làm rõ ý kiến của đại diện một số hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp về những quy định về xuất khẩu nông lâm thủy sản, thực phẩm vào thị trường Trung Quốc; những quy định về thực hiện hợp đồng thương mại với Trung Quốc; những vấn đề trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế; những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nông lâm, thủy sản của Việt Nam…
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nêu rõ: Trung Quốc là một trong ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam bên cạnh Hoa Kỳ và Nhật Bản. Việc ký kết các nghị định thư giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã tạo sức bật cho nhiều loại nông sản trong nước như sầu riêng, thạch đen, dừa tươi... Tuy vậy, bên cạnh cơ hội thì hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn có những khó khăn và thách thức.
Đồng chí Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị: Thời gian tới, các địa phương, các đơn vị trực thuộc thuộc Bộ NN&PTNT, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp tiếp tục duy trì phát triển hoạt động thương mại xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đảm bảo chất lượng; chủ động đàm phán mở thêm các sản phẩm mới, bổ sung thêm vùng trồng/vùng nuôi được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; kịp thời nắm bắt và phổ biến các quy định mới về xuất nhập khẩu, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của người dân Trung Quốc...
Đồng thời, các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp tiếp tục tập trung tổ chức lại chuỗi sản xuất theo ngành hàng, gắn với các vùng chuyên canh liên kết với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ở trung ương và địa phương để đảm bảo cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi phục vụ xuất khẩu; minh bạch hóa thông tin với các vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở đóng gói theo mùa vụ, thời vụ; chuẩn hóa về chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất; sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản.
Ngày 03/12/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam – Trung Quốc.
Tham dự diễn đàn có đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; đại diện các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương; các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) nông, lâm, thủy sản; đại diện các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phía Trung Quốc. Về phía tỉnh Lạng Sơn có đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.
Đại diện Bộ NN&PTNT báo cáo tình hình thương mại XNK, lâm, thủy sản Việt Nam – Trung Quốc
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tổng kim ngạch XNK hàng nông, lâm, thủy sản trong năm 2023 và 11 tháng đầu năm 2024 là 16 tỷ USD (tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 29% đến 40% so với cùng kỳ các năm 2020 và 2021), trong đó xuất khẩu đạt 12,2 tỷ USD (tăng 11%). Các mặt hàng tăng trưởng mạnh như rau quả xấp xỉ 4,1 tỷ USD tăng 28,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,7 tỷ USD tăng 22,3%; thủy sản đạt 1,4 tỷ USD tăng 23,2%. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng đã mở cửa thị trường cho rất nhiều sản phẩm trái cây, sản phẩm có nguồn gốc động vật (sữa, tổ yến, khỉ nuôi, cá sấu) và thủy sản.
Đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại diễn đàn
Phát biểu tại diễn đàn, đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm quản lý hiệu quả và hỗ trợ, tạo thuận lợi cho XNK hàng hóa, đặc biệt là đối với mặt hàng nông, lâm, thủy sản thế mạnh của Việt Nam, chiếm khoảng 75-80% giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai tại tỉnh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và chuyển đổi số trong công tác quản lý XNK thông qua Nền tảng cửa khẩu số, giúp tiếp nhận và xử lý thông tin công khai, nhanh chóng; đồng thời tích cực chỉ đạo triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh, góp phần thúc đẩy hoạt động thông quan hàng hóa XNK Việt nam – Trung Quốc.Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, tỉnh Lạng Sơn cam kết thực hiện nhất quán chủ trương tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh, XNK hàng hóa của doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, thân thiện; tăng cường phối hợp với các cơ quan trung ương, cơ quan phía Quảng Tây, Trung Quốc và các địa phương vùng trồng nông sản xuất khẩu trong nước để kịp thời triển khai công tác quản lý chuyên ngành, tiếp tục đẩy mạnh XNK nông, lâm, thủy sản.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT trao đổi, giải đáp thắc mắc của các DN
Tại diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về một số nội dung liên quan đến các chính sách, quy định xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường Trung Quốc; các chính sách hỗ trợ DN xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam; những khó khăn, vướng mắc trong quy trình thủ tục xuất khẩu nông, lâm, thủy sản;…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại diễn đàn
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường XNK nông, lâm, thủy sản quan trọng của Việt Nam. Bên cạnh những cơ hội, hoạt động XNK hàng hóa nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc vẫn có các khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, xu hướng giảm cầu trên thế giới, quy định về kỹ thuật và thủ tục XNK ngày càng chặt chẽ….Thời gian tới, đồng chí đề nghị các địa phương, đơn vị trực thuộc thuộc Bộ NN&PTNT, Hiệp hội DN tiếp tục đàm phán, mở cửa và xử lý tháo gỡ vướng mắc, duy trì phát triển thị trường, chủ động đàm phán mở thêm các sản phẩm mới, bổ sung thêm vùng trồng/vùng nuôi, DN được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; hướng dẫn DN đáp ứng các quy định về xuất khẩu sản phẩm nông sản, thực phẩm vào Trung Quốc, phổ biến các quy định mới về XNK, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của người dân Trung Quốc. Đồng thời, tập trung tổ chức lại chuỗi sản xuất theo ngành hàng cụ thể gắn với các vùng chuyên canh liên kết với DN chế biến xuất khẩu để xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn; tăng cường phối hợp để đảm bảo cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi phục vụ xuất khẩu; minh bạch hóa thông tin với các vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở đóng gói theo mùa vụ, thời vụ; chuẩn hóa về chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất; tăng cường sự phối hợp giữa nhà nước, hiệp hội ngành hàng, cộng đồng DN để sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Trong năm 2025 và các năm tới, tiếp tục quan tâm phát triển thị trường Trung Quốc theo hướng bền vững, chất lượng; nghiên cứu tiếp cận kênh phân phối tại thị trường các tỉnh phía Bắc của Trung Quốc và liên kết với DN bạn để tham gia mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới.