Theo quy định pháp luật hiện hành doanh nghiệp được nhà nước nắm giữ bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ thì mới được xem là doanh nghiệp Nhà nước?
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài không?
Việc bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước, không được bảo lãnh vay vốn ở nước ngoài.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 184/QĐ-TTg ngày 20/2/2024 phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc Bộ Y tế, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Hải Dương đến hết năm 2025.
Theo kế hoạch, nhà nước sẽ thoái vốn tại Công ty Xi măng Phúc Sơn
Phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước
Cụ thể, phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc Bộ Y tế, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Hải Dương đến hết năm 2025 theo các hình thức: Duy trì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; cổ phần hóa, sáp nhập; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước (thoái vốn), gồm các Phụ lục sau:
- Phụ lục I về Kế hoạch duy trì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đến hết năm 2025 (Danh mục doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đến hết năm 2025).
- Phụ lục II về Kế hoạch thực hiện cổ phần hóa, sáp nhập đến hết năm 2025 (Danh mục doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hóa, sáp nhập đến hết năm 2025).
- Phụ lục III về Kế hoạch thực hiện thoái vốn, giữ nguyên phần vốn nhà nước đến hết năm 2025 (Danh mục doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn, giữ nguyên phần vốn nhà nước đến hết năm 2025).
- Phụ lục IV về Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp theo phương án riêng đến hết năm 2025.
Quyết định cũng sửa đổi nội dung quy định tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025.
Cụ thể, sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 2 Quyết định số 1479/QĐ-TTg như sau: "Cho ý kiến để người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp biểu quyết về việc thực hiện sắp xếp lại (hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) đối với các doanh nghiệp nêu tại Mục 2 Phụ lục III Quyết định này và các công ty cổ phần khác, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành".
Hiệu chỉnh tỷ lệ vốn Nhà nước còn lại sau khi thoái vốn của Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Bình (số thứ tự 127 Mục 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg) thành: 63,06% vốn điều lệ (thay cho mức 64,06% vốn điều lệ).
Căn cứ tình hình thực tế để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn sớm hơn lộ trình phê duyệt
Bộ Y tế, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Hải Dương có trách nhiệm cho ý kiến để người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp biểu quyết về việc thực hiện sắp xếp lại (hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) đối với các doanh nghiệp và các công ty cổ phần khác, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chủ động căn cứ tình hình thị trường và thực tế tại doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn sớm hơn lộ trình được phê duyệt, đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch và theo đúng quy định của pháp luật.
Kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tại các văn bản cá biệt đối với các trường hợp không thực hiện được theo Quyết định này do điều kiện thị trường không thuận lợi hoặc gặp vướng mắc, khó khăn khách quan.
Đối với trường hợp không đảm bảo tỷ lệ theo khung hoặc/và không thực hiện được đến hết năm 2025 do nguyên nhân chủ quan, đề nghị làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan (nếu có), báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật và gửi Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi, tổng hợp.
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ theo Điều 90 Luật Doanh nghiệp 2020,thì cơ cấu tổ chức quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định quản lý doanh nghiệp theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát; hoặc
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Như vậy, đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần thì quyết định quản lý doanh nghiệp tuân theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 đối với từng loại hình doanh nghiệp tương ứng.
Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tập trung hoàn thành công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Đó là một trong những nội dung UBND tỉnh yêu cầu tại Công văn số 3015/UBND-KT gửi các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông báo số 116/TB-VPCP ngày 23/3/2024 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 1937/UBND-KT ngày 14/3/2024 của UBND tỉnh về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả các Đề án cơ cấu lại, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển hàng năm, 5 năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tập trung hoàn thành công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp; rà soát, xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh.
Cùng với đó, chú trọng nâng cao công tác quản trị, hoàn thiện bộ máy, nhân sự bảo đảm tinh gọn; sử dụng nguồn lực hiệu quả, ưu tiên bố trí vốn cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh bám sát nhu cầu của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu đối với các tác động kinh tế bất lợi bảo đảm tăng trưởng và đóng góp cho ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống của người lao động.
Đồng thời, tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tạo các chuỗi liên kết, cung ứng trong nước; chú trọng xây dựng thương hiệu, đánh giá đúng và phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp để tận dụng, tạo tiền đề phát triển. Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp, tạo động lực bứt phá.
Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng nhiệm vụ được giao tích cực, chủ động, trách nhiệm trong việc hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phối hợp kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện, cơ hội cho doanh nghiệp nhà nước phát triển.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và các doanh nghiệp triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc các nội dung trên; trường hợp phát sinh các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời gửi Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.