Mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc là nơi nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ cùng những thửa ruộng bậc thang ngút tầm mắt, những cánh đồng hoa tam giác mạch phủ kín những quả đồi hòa trong bầu không khí mát mẻ, thoáng đãng. khách thăm quan sẽ có hội được khám phá nhiều thắng cảnh đẹp hùng tráng và ngoạn mục như cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng, cột cờ Lũng Cú, núi đôi Quản Bạ, dinh thự họ Vương cùng nhiều ghềnh thác, hang động kỳ thú sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm tuyệt vời.
Một số địa danh trải nghiệm Hà Giang
Cột mốc số 0 tại thành phố Hà Giang thường là điểm đến đầu tiên và cũng là nơi check-in quen thuộc, nổi tiếng đối với nhiều Lữ khách . Cột mốc này tọa lạc nằm ngay trên Quộc Lộ 2 ở khu vực trung tâm thành phố, gồm cột mốc đường và cột mốc bằng đá có chú thích rõ mốc lịch sử.
Cổng trời Quản Bạ Của Hà Giang trước đây là nơi canh gác và kiểm soát mọi hoạt động ra vào cao nguyên đá với cánh cổng lớn bằng gỗ. Tuy nhiên, hiện nay, nó chỉ còn lại di tích và trạm phát sóng. Do độ cao lớn, nên thời tiết ở nơi này thường xuất hiện mây mù bao phủ quanh năm suốt tháng.
Núi đôi Quản Bạ là điểm thăm quan Hà Giang vô cùng nổi tiếng, đồng thời là danh thắng tự nhiên có hình dáng lạ. Đây là hai ngọn núi nằm giữa thung lũng tựa như bầu ngực căng tròn của “cô Tiên”, do đó nó còn có tên gọi khác là Núi đôi cô Tiên.
Tọa lạc trên Quốc Lộ 4C lên Đồng Văn hay còn được biết đến với cái tên là con đường Hạnh Phúc, rừng thông Yên Minh Của Hà Giang nằm ở xã Na Khê, Lao Và Chải, huyện Yên Minh. Nơi đây nổi tiếng với những cây thông lớn tuyệt đẹp và những đồi cỏ rất bắt mắt, tựa như “Đà Lạt thứ 2” ở miền Bắc. khách thăm quan Hà Giang đến đây sẽ được đi qua những con đường uốn lượn giữa rừng thông, và nhìn thấy được những ngôi nhà trình tường ở phía bên kia núi, phía sau là cả hàng cây sa mộc xanh thăm thẳm.
Chợ Đồng Văn cũ Của Hà Giang là nơi đã có niên đại hàng trăm năm được xây dựng bằng đá và lợp ngói âm dương. Mặc dù hiện nay hoạt động họp phiên đã được chuyển sang chợ mới, nhưng nó vẫn giữ được nguyên vẹn nét đặc trưng, truyền thống của người dân tộc miền cao. Đồng Văn cũng có khu phố cổ với tuổi đời hàng thế kỷ, tại đây có những nhà cổ quý giá được giữ gìn và bảo tồn cho đến ngày nay. khách thăm quan Hà Giang đến đây cũng có thể đi bộ lên khu Đồn Cao ở phía sau chợ cũ để có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn cổ kính, rêu phong.
Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, Đào Mã Pí Lèng Của Hà Giang là cung đèo nối liền Đồng Văn với Mèo Vạc, nằm trên con đường Hạnh Phúc rất hiểm trở và cheo leo. Nhiều người vẫn hay ví con đèo này là đệ nhất hùng quan, đặc sản Của Hà Giang, hiếm nơi này có được. Một bên là núi đá dựng vách thành, một bên là vực sâu thăm thẳm với dòng sông Nho Quế cuộn chảy, uốn lượn qua từng khe đá. Hẻm vực Tu Sản – hẻm núi sâu nhất Việt Nam cũng là nét đứt gãy địa chất kỳ vĩ và độc đáo tại nơi này.
Thị trấn Mèo Vạc Của Hà Giang tọa lạc giữa bốn bề núi đá hùng vĩ, từ đây Lữ khách đi tham quan Khâu Vai hay rừng đá Lũng Pù để khám phá và trải nghiệm chợ phiên Mèo Vạc.
Đúng như cái tên của nó, đây là cung đèo có hình chữ M tọa lạc trên đường từ Mèo Vạc về Yên Minh Của Hà Giang. Con đường khúc khuỷu, ngoằn nghèo với những “đường cong hoàn hảo” qua trùng điệp núi đá đã tạo nên hình thù kỳ vĩ và đẹp mắt đầy hiểm trở, song lại kích thích tinh thần chinh phục của nhiều khách thăm quan Hà Giang khi đến đây, nhất là với các phượt thủ chuyên nghiệp luôn gắn mình trên những con đường gian nan.
Phú Quốc luôn là “thiên đường du lịch biển” nổi tiếng với cả du khách trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, nếu chưa từng đi tới đây bao giờ, bạn có biết Phú Quốc ở đâu không?
Phú Quốc là một hòn đảo nằm ở ngoài khơi vùng biển vịnh Thái Lan, là một phần của tỉnh Kiên Giang, nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam. Khoảng cách từ đảo đến đất liền là khoảng 55 hải lý (tương đương 100km), đảo cũng cách Rạch Giá khoảng 120km và cách Hà Tiên 45km.
Vị trí đảo Phú Quốc trên bản đồ (Nguồn ảnh: Internet)
Vào năm 2014, Phú Quốc đã được công nhận là đô thị loại II do sự phát triển vượt bậc. Đến năm 2021, Phú Quốc cùng với các đảo nhỏ xung quanh đã chính thức trở thành thành phố Phú Quốc - thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Thành phố này bao gồm 2 phường (Dương Đông, An Thới) và 7 xã (Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Thổ Châu). Cùng với cả bến cảng và sân bay quốc tế, Phú Quốc trở nên dễ dàng tiếp cận cho du khách trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch.
Vẻ đẹp hoang sơ của Phú Quốc (Nguồn ảnh: Internet)
Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng và sôi động, Phú Quốc vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên. Năm 2006, UNESCO đã công nhận Phú Quốc cùng với khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Với hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô, Phú Quốc luôn là điểm đến lý tưởng cho du khách trong suốt cả năm:
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, thời tiết ấm áp và khô ráo, rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời và khám phá những bãi biển tuyệt đẹp của đảo.
Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10, mang đến cho Phú Quốc một vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc và thơ mộng.
Đặc biệt, từ tháng 4 đến tháng 6, khi Phú Quốc bắt đầu giao mùa, thời tiết vẫn khá tốt cho hoạt động du lịch và chi phí đi Phú Quốc vào thời gian này thường rẻ hơn.
Bãi dài Phú Quốc (Nguồn ảnh: Internet)
Với khí hậu đa dạng và thời tiết dễ chịu, Phú Quốc không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên, mà còn là nơi lý tưởng để tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng.
Thanh Hóa sắp có Khu du lịch Thành Hoàng Nghiêu rộng 1.300 ha
Mới đây, UBND tỉnh nhận được Công văn số 01/2022/CV-SHD ngày 29-4-2022 của Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời - Chi nhánh Thanh Hóa về việc lập quy hoạch khu Thành Hoàng Nghiêu tại huyện Đông Sơn, huyện Triệu Sơn, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa.
Ranh giới lập quy hoạch di tích lịch sử Thành Hoàng Nghiêu nằm ở 3 huyện: Nông Cống, Triệu Sơn và Đông Sơn, với quy mô 1.300 ha. Một tòa thành kỳ vĩ của chủ quân Nguyễn Chích từng được xây dựng để chống giặc Minh xâm lược. Trước đó, ngày 29-3-2022, UBND tỉnh cũng đã ký văn bản số 4160/UBND-VX về việc giao tính toán sơ bộ kinh phí hỗ trợ, bồi thường việc di dời các dự án trong khu vực dự kiến khoanh vùng bảo vệ di tích thành Hoàng Nghiêu 1.300 ha tại các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn và Nông Cống. Tại văn bản trên, UBND tỉnh cũng yêu cầu các cơ sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện các nhiệm vụ để triển khai thực hiện việc khoanh vùng bảo vệ di tích đảm bảo theo quy định của pháp luật:
Sở Văn hóa, Thể hao và Du lịch hoàn thành các phương án khoanh vùng bảo vệ và phát huy di tích lịch sử Thành Hoàng Nghiêu
Các sở ban ngành phối hợp cùng các huyện: Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống để kê kiểm, tính toán sơ bộ kinh phí hỗ trợ, bồi thường và đề xuất nguồn kinh phí hỗ trợ, bồi thường cho các doanh nghiệp đã được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cấp phép mỏ trong khu vực Thành Hoàng Nghiêu.
Đối với dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn: UBND huyện Đông Sơn thành lập tổ kiểm kê, lập khái toán phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng về dự án; khẩn trương khảo sát, làm việc với Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ môi trường Ecotech để nắm bắt cụ thể về tình hình triển khai thực hiện dự án, tổng mức đầu tư đến thời điểm hiện nay; tiến độ đầu tư dự án so với cam kết của công ty và thời hạn được giao của cấp có thẩm quyền; đồng thời, nắm bắt nguyện vọng của công ty về nhu cầu đầu tư dự án và đề xuất địa điểm cụ thể. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, UBND huyện Đông Sơn tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời gửi Tổ công tác của tỉnh trước ngày 10-4-2022.
Việc bảo tồn và phát triển khu di tích lịch sử thành Hoàng Nghiêu trở thành khu du lịch lịch sử gắn với sinh thái sẽ góp phần mở rộng phạm vi tham quan, thu hút khách du lịch. Đây cũng là động lực cho 3 huyện (Nông Cống, Triệu Sơn, Đông Sơn) phát huy hết những tiềm năng đang sẵn có, đặc biệt là khu vực xã Đông Nam huyện Đông Sơn, bởi nơi đây còn nhiều dấu tích, bia đá ghi dấu các sự kiện liên quan của tường Thành Hoàng Nghiêu.