Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Văn phòng luật sư có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân bao gồm:
– Phải được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc quy định của pháp luật có liên quan.
– Phải có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác.
– Phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
– Đảm bảo cơ cấu tổ chức: phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
Ngoài ra, pháp nhân cũng có những cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
– Pháp nhân nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Căn cứ khoản 3 Điều 32 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH quy định điều kiện để thành lập tổ chức hành nghề luật sư gồm:
– Đối với luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư: kinh nghiệm đảm bảo ít nhất 02 năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định.
– Đảm bảo phải có trụ sở làm việc.
– Một luật sư chỉ được phép thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư.
Dẫn chiếu đến Điều 33 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH quy định về văn phòng luật sư như sau:
– Văn phòng luật sư được thành lập bởi một luật sư thành lập. Tổ chức, hoạt động của văn phòng luật sư là loại hình doanh nghiệp tư nhân.
– Luật sư thành lập văn phòng luật sư chính là Trưởng văn phòng. Người này phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng.
Lưu ý: Trưởng văn phòng luật sư cũng chính là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì văn phòng luật sư không có tư cách phấp nhân vì văn phòng luật sư không có tài sản riêng theo quy định về điều kiện của một pháp nhân quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015.
Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động như thế nào?
(i) Thẩm quyền cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư:
Theo quy định, cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề luật sư là Sở tư pháp tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên.
Đối với công ty nào có luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
(ii) Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bao như sau:
Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động (theo mẫu thống nhất);
– Dự thảo Điều lệ của công ty luật.
– Chứng chỉ hành nghề luật sư (bản sao); Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật (bản sao).
– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, người có nhu cầu nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tại mục (i).
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư. Thời gian giải quyết là trong 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Nếu Sở tư pháp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bài thuốc trị dứt điểm bệnh suy giãn tĩnh mạch
Trong những năm chữa bệnh hành thiện giúp đời, lương y Thái Quốc Hưng chú trọng rất nhiều đến căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vị lương y cho biết, đây là một trong những căn bệnh khá phổ biến mà bệnh nhân thường mắc phải. Căn bệnh phân làm hai loại: suy tĩnh mạch nông, sâu khác nhau. Theo ghi nhận, số người mắc bệnh này ngày càng tăng cao. Tuy nhiên nhiều người không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời nên bệnh tiến triển nặng rất khó chữa, thậm chí biến chứng nặng không đi lại được.
Trường hợp bà Nguyễn Thị Huyền (58 tuổi, quận Thủ Đức, TP.HCM) là một bệnh nhân để lại cho ông nhiều ấn tượng. Bà Huyền bị đau nhức vùng khớp chân và suy giãn tĩnh mạch nặng. Căn bệnh khiến khớp gối của bà bị trắng bệch, phù nề, hai chân bắt đầu teo lại và đau nhức đặc biệt về đêm. Lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình, bà Huyền đến bệnh viện thăm khám và được bệnh viện chỉ định mổ thay khớp gối vì bệnh tình của bà đã quá nặng. Vì tuổi đã cao, hơn nữa, nghe chuyện phải thay khớp gối bà quá sợ hãi nên đành chấp nhận uống thuốc giảm đau để cầm chừng.
Cũng trong thời gian này, qua một người thân, bà biết lương y Hưng có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh nên bà lập tức tìm tới. “Khi đến bà ấy rất lo lắng và sợ hãi. Sợ hãi vì các bác sĩ đã bảo bà chỉ còn cách phẫu thuật thay khớp gối thôi. Thế nhưng, kinh nghiệm lâm sàng tôi nhận thấy rằng, tôi có thể chữa trị căn bệnh cho bà ấy mà không cần phải phẫu thuật như bệnh viện đã chỉ định. Và sự thực là vậy. Do đường sá xa xôi nên mỗi tuần bà ấy chỉ xuống đây chữa trị được một lần vào Chủ nhật. Cùng với việc điều trị khớp gối, tôi kết hợp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch cho bà ấy. Và chỉ sau gần ba tháng điều trị, khớp gối của bà ấy đã hoàn toàn bình phục, không còn hiện tượng trắng bệch, phù nề và không bị căn bệnh hành hạ về đêm như trước nữa. Cùng với đó, căn bệnh suy giãn tĩnh mạch của bà ấy cũng khỏi hoàn toàn. Bà ấy vui mừng lắm”, vị lương y kể về bệnh nhân ông rất lưu tâm.
Về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch, ông phân tích, đây là căn bệnh thường xảy ra ở những người làm công việc hay nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, cảnh sát giao thông, phụ nữ sau sinh, người béo phì, người cao tuổi... Đối tượng thường mắc phải căn bệnh đa số là nữ giới, tuổi từ 50 trở lên. Ông cho biết, theo Đông y, cơ thể con người có âm dương (khí - huyết), nguyên tắc của nó: khí hành thì huyết hành, khí trệ thì huyết trệ. Riêng ở phụ nữ, do vấn đề sinh đẻ nên khí huyết gặp vấn đề và sức khỏe không được như nam giới. Ngoài ra, do nhu cầu làm đẹp và mang giày cao gót nên những tĩnh mạch trong cơ thể của người phụ nữ bị tổn thương khiến họ rất dễ mắc phải căn bệnh.
Thế nhưng, một điều nguy hiểm là nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh nhưng không hề hay biết. Suy giãn tĩnh mạch là do những van tĩnh mạch ở chân bi suy, giãn, tổn thương mất dần chức năng đưa máu về tim, gây ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch chân tuy phổ biến nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp, viêm thần kinh tọa... Khi bị đau chân, nặng chân, người bệnh thường nghĩ rằng mình bị bệnh về khớp và thường tìm đến bác sĩ khớp, cũng như khi bị vọp bẻ (chuột rút) ở chân. Khi mắc phải những triệu chứng đó, người bệnh cứ nghĩ mình bị thiếu chất canxi. Thế nhưng, đó là suy nghĩ sai lầm của người bệnh. Những trường hợp bệnh nhân này, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời hoặc bệnh nhân không được điều trị đúng bệnh sẽ làm bệnh tiến triển nặng, khó chữa và rất phương hại đến sức khỏe.
Biểu hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân... Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân đứng lâu, ngồi nhiều liên tục chân sẽ bị phù, thường thấy vào buổi chiều sau một ngày làm việc. Phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân, mang giày dép thấy chật hơn so với bình thường. Thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân.
Vị lương y nhấn mạnh, vấn đề đặt ra là người bệnh cần được chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm để chữa trị. Nếu có các triệu chứng đau nhức ở chân như trên thì rất có thể đang bị suy giãn tĩnh mạch chân. Thông thường, người bệnh có thể nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, chân bị phù nề, ngứa ngáy, căng nặng, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.
Bài thuốc bổ khí hoạt huyết, thăng dương hay còn gọi là ích khí, thăng dương. Khi máu ở các chi dưới không lên được gây mỏi, tê, nặng chân gây phù chi dưới. Phương dược là bài thuốc cổ phương, nhưng thay đổi liều lượng của phương dược đó thì điều trị có kết quả như Huỳnh Kỳ, Đảng Sâm (bổ khí), Đương Quy (bổ huyết), Đơn Sâm (hoạt huyết), Bạch Truật (bổ tỳ vị) và một số dược liệu khác để điều trị bệnh suy giảm tĩnh mạch nông và sâu. Ngoài ra, bài thuốc còn có thể chữa sa sinh dục đàn bà, trĩ, sa trực tràng và một số bệnh lý khác.
Vị lương y cho biết, thời gian điều trị tùy vào tình trạng, thể trạng của bệnh nhân. Cả phương thuốc điều trị cũng vậy. Tùy từng bệnh nhân mà gia giảm bài thuốc để vận dụng điều trị khác nhau. Tuy nhiên ông khẳng định, với những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch, nếu bệnh nhẹ thì sẽ thuyên giảm trong thời gian khoảng vài tuần, còn nếu bệnh nặng có thể điều trị từ một đến ba tháng. Tuy nhiên, một điều quan trọng vị lương lưu ý là việc điều trị phải kết hợp giữa bệnh nhân và thầy thuốc. “Bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh cho mình, còn thầy thuốc và phương thuốc chỉ là hỗ trợ điều trị mà thôi”, vị lương y nhấn mạnh.