Tài nguyên du lịch được xem là một trong những tiền đề quan trọng cho việc thúc đẩy và phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch cành phong phú, đa dạng thì càng có sức hút đối với du khách. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm tài nguyên du lịch là gì? Tầm quan trọng và phân loại tài nguyên du lịch. Cùng theo dõi nhé!

Vai trò của tài nguyên du lịch là gì?

Vai trò của tài nguyên du lịch là gì?

Trong hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể:

Theo điều 13 luật Du lịch, tài nguyên du lịch được chia thành hai loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các nhân tố gắn liền với tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các nhân tố gắn liền con người và xã hội. Cụ thể:

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và các yếu tố có mức độ hấp dẫn cao, phản ánh môi trường địa lý của chúng và có thể được định giá cho mục đích du lịch. Theo Khoản 1, Điều 15, Chương III của Luật du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

#1 Tài nguyên địa hình – địa chất - địa mạo

Địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra tất cả các hoạt động của con người. Nó được hình thành từ quá trình địa chất, địa mạo lâu dài. Trong hoạt động du lịch, địa hình là cơ sở quan trọng để hình thành nên các loại tài nguyên du lịch khác. Các dạng địa hình thích hợp cho sự phát triển các hoạt động du lịch nổi bật như: địa hình đồng bằng, miền núi, địa hình vùng đồi, địa hình Karst, địa hình ven bờ biển.

Tài nguyên khí hậu được xác định nhằm mục đích khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất không khí, bức xạ mặt trời. Khi khai thác tài nguyên khí hậu, ta cần đánh giá ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của con người. Thông thường, những khu vực có khí hậu ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe con người sẽ được nhiều du khách ưa thích và lựa chọn làm nơi nghỉ ngơi.

Tài nguyên nước bao gồm nước ngầm và nước mặt. Trong đó, nước mặt bao gồm đại dương, biển, suối, thác nước là nguồn tài nguyên có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm cũng rất thích hợp cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh...

Tài nguyên sinh vật bao gồm nguồn động, thực vật có khả năng sử dụng nhằm mục đích phát triển du lịch. Trong hoạt động du lịch, tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặt biệt do tính đa dạng sinh học, tạo ra nhiều phong cảnh đẹp, sinh động. Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch nghỉ dưỡng...

Tài nguyên du lịch nhân văn là loại tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo, do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên, để được coi là tài nguyên du lịch nhân văn, các loại tài nguyên này cần thỏa mãn điều kiện có sức hấp dẫn với du khách và có khả năng khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường. Cũng theo Theo Khoản 1, Điều 15, Chương III của Luật du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

#1 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Tài nguyên du lịch nhân văn thực chất là các di sản văn hóa (bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật bảo vật quốc gia, các công trình đương đại…) hấp dẫn khách du lịch có thể bảo tồn khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.

#2 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

Ngược lại với tài nguyên du lịch nhân văn vật thể, tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị hấp dẫn khách du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể có thể bảo tồn, khai thác nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Các lễ hội truyền thống, nghề và làng nghề thủ công cổ truyền, văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán, văn hóa các tộc người, trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian…

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến khái niệm tài nguyên du lịch là gì, đặc điểm, vai trò và phân loại tài nguyên du lịch ở Việt Nam. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích áp dụng vào công việc học tập và cuộc sống.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định cần phát triển du lịch gắn với công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí, du lịch không thể phát triển một mình, du lịch không thể phát triển nếu hạ tầng, văn hóa không phát triển, du lịch không thể phát triển mạnh nếu công nghiệp văn hóa không phát triển mạnh, bền vững

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cần khắc phục

Sáng 15/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023 với chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi – Tăng tốc phát triển”.

Cùng dự hội nghị có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố và các hiệp hội, doanh nghiệp về du lịch, các hãng hàng không.

Ngày 15/3/2022 là dấu mốc quan trọng của du lịch Việt Nam, nỗ lực trở lại sau thời gian dài "ngủ đông" do dịch COVID-19. Sau 1 năm thực hiện mở cửa du lịch trở lại từ ngày 15/3/2022, Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) nhận định là một trong những nước có chính sách mở cửa cởi mở trên thế giới. Toàn ngành đã có cơ hội lớn để thúc đẩy du lịch phục hồi sau COVID-19. Đến tháng 3/2023, du lịch Việt Nam đã gặt hái được thành công nhất định, nhất là "bùng nổ" du lịch nội địa.

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2022 đạt gần 3,7 triệu lượt người, tổng thu từ khách du lịch đạt 495 nghìn tỷ đồng (vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022).

Chỉ số về năng lực phát triển du lịch của Việt Nam tăng 8 bậc so với năm 2019, xếp hạng 52/117 nền kinh tế. Với 6/17 chỉ số trụ cột được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới, du lịch Việt Nam là một trong ba nước có mức tăng trưởng cao nhất.

Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cần khắc phục.

Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề đối với các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, chúng ta đã vượt qua đại dịch. Đảng, Nhà nước đã hết sức quan tâm, nắm bắt tình hình để đưa ra các giải pháp, đối sách phù hợp. Chúng ta cần suy nghĩ để có thêm bài học kinh nghiệm đối phó với những vấn đề mới nổi lên. Nhìn lại những năm phòng, chống dịch vừa qua, ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề. Mặc dù là nước đông dân, đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, song Việt Nam là nước chống dịch và kiểm soát dịch bệnh tốt, mở cửa sớm. Tuy nhiên, so các nước trong khu vực, năm 2022, chúng ta chưa đạt mục tiêu thu hút khách du lịch. Hội nghị này được tổ chức nhằm nhìn lại việc phát triển ngành du lịch thời gian qua, đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam, đưa ra nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới để vượt qua những khó khăn, biến nguy thành cơ, tận dụng những kinh nghiệm, thời cơ đã có, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước và của ngành du lịch so các nước trong khu vực và thế giới để phát triển nhanh và bền vững.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, về các hạn chế, tồn tại, thứ nhất, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng mặc dù ngành du lịch đã rất nỗ lực chuẩn bị cho việc mở cửa lại thị trường du lịch quốc tế. Một số nguyên nhân chính gồm: Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào thị trường truyền thống, trong khi đó các thị trường này chưa mở cửa do tác động của COVID-19. Việc kết nối, khai thác các thị trường mới, thị trường tiềm năng chưa chủ động, còn chậm. Việc triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá, cung cấp thông tin về du lịch Việt Nam ra quốc tế chưa được thực hiện kịp thời, thường xuyên, liên tục.

Thứ hai, chính sách visa đã có nhiều đổi mới, tiến bộ song so với các quốc gia khác thì vẫn còn khiêm tốn.

Thứ ba, về sản phẩm du lịch chưa bắt kịp với xu thế hiện nay của thế giới, chưa phát huy được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên văn hoá. Việc phát triển các loại hình sản phẩm du lịch có lợi thế ở Việt Nam chưa được quan tâm, chúng ta mới tiếp cận theo cái chúng ta có mà chưa tiếp cận theo cái du khách cần, vì vậy ít nhiều ảnh hưởng đến thu hút khách.

Thứ tư, nguồn nhân lực làm du lịch thiếu do trong thời gian dịch bệnh đã chuyển ngành, đặc biệt thiếu hụt lao động có chuyên môn và kinh nghiệm.

Thứ năm, hiệu quả liên kết giữa các vùng, các địa phương, các ngành còn thấp, nhiều hoạt động liên kết còn hình thức. Sản phẩm du lịch chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn đối với một số thị trường khách du lịch trong bối cảnh mới.

Để đưa du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển, ngành du lịch đặt ra các mục tiêu năm 2023: khách du lịch quốc tế đạt 8 triệu lượt; khách du lịch nội địa 102 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch khoảng 650.000 tỷ đồng.

Tháo gỡ về những điểm nghẽn trong chính sách miễn thị thực, đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam

Bộ trường Nguyễn Văn Hùng cũng cho biế về kiến nghị, đề xuất: Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết sau Hội nghị, Nghị quyết sẽ đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cho các bộ, ngành, trong đó tháo gỡ về những điểm nghẽn trong chính sách miễn thị thực, xem xét, đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, tạo thuận lợi hơn cho du khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Khẩn trương thực hiện mô hình chuyển đổi số gắn với kinh tế số; phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Đề nghị các địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo đến ngành du lịch của mình để 63 tỉnh, thành đều có 63 sản phẩm du lịch mang tính bản sắc, chú trọng nhiều hơn đến công tác kết nối, liên kết để bảo đảm được các chỉ tiêu mà nhiều địa phương đã đề ra. Tăng cường công tác quản lý nhà nước để giúp nhân dân nâng cao nhận thức làm du lịch, phấn đấu đạt được mục tiêu mỗi người dân trở thành đại sứ du lịch thân thiện.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga cho rằng, về thuế, chưa nói đến thuế thu nhập nhưng nếu tính đến doanh thu thì nộp thuế 10% VAT và 20% thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện nay đang ở mức cao vì các nước xung quanh chỉ từ 5%-7%, vì vậy, bà Nga đề nghị Chính phủ nghiên cứu để điều chỉnh mức thuế này cho phù hợp nhằm thu hút khách du lịch nhiều hơn. BRG cũng đề xuất, đối với vấn đề visa, đề nghị tăng hạn visa từ 2 đến 4 tuần cho khách có thời gian đi du lịch nhiều hơn, chi nhiều tiền cho du lịch để doanh thu du lịch của chúng ta được tăng hơn.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường cho rằng: Báo cáo đánh giá của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thể hiện rất chính xác, phân tích rất rõ, các giải pháp cũng rất đầy đủ. Để cơ cấu thị trường cần rất nhiều yếu tố từ sản phẩm, dịch vụ marketing, quảng bá, hợp tác, liên kết giữa công và tư, và các doanh nghiệp trong ngành. Nhấn mạnh thêm vai trò của thị trường khách quốc tế đối với du lịch Việt Nam, ông cho biết, năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam là 18 triệu, bằng 21% khách nội địa nhưng doanh thu của nhóm này chiếm gần 2/3 do họ có thời gian lưu trú dài, từ 8-12 ngày, thậm chí là những thị trường trọng điểm, họ có thể ở đến 15 ngày, chi tiêu từ 1.100 – 2.000 USD cho 1 chuyến đi. Trong khi đó, tại thị trường nội địa, khách chủ yếu đi vào cuối tuần, với thời gian lưu trú từ 1 đến 2 ngày, mức chi tiêu cũng không bằng.

Vừa qua, các chính sách visa du lịch của chúng ta cũng đã có những điểm tiến bộ về visa. Tuy nhiên, để có những đột phá hơn, có tính cạnh tranh trong tương lai và bền vững, chúng ta phải có những cải cách mạnh hơn nữa. Ví dụ năm 2019 chúng ta đón 18 triệu lượt khách thì Thái Lan họ đón 40 triệu, 2023 chúng ta mục tiêu là 8 triệu thì họ đã đón 25 triệu và theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì năm 2030 chúng ta đón 35 triệu, thì Thái Lan đến năm 2027 họ là 80 triệu khách. Như vậy nếu như chúng ta không có các giải pháp đột phá ngay bây giờ thì chúng ta sẽ về sau.

Đại diện Sun Group đưa ra 2 đề xuất: Thứ nhất, các bộ, ngành sớm xem xét phân tích, đánh giá, trình Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Quốc hội để sửa đổi bổ sung các quy định của Luật Xuất nhập cảnh. “Nhưng chúng tôi mong muốn là các quy trình được rút gọn làm sao chỉ trong 1 kỳ họp là xong và có thể có hiệu lực ngay từ tháng 1/2023. Cụ thể các nội dung tăng thời hạn thị thực đối với khách du lịch quốc tế 90-180 ngày, thời gian tạm trú từ 30-45 ngày và cho phép nhập cảnh nhiều lần; đối với các quốc gia đơn phương miễn thị thực nhập cảnh, tăng từ 15 ngày lên 30 -45 ngày và cũng cho nhập cảnh nhiều lần”- ông Trường cho hay.

Giải pháp thứ 2, nghiên cứu đề xuất gia hạn hoặc mở rộng các đối tượng, các quốc gia có thể được miễn visa đơn phương, trong đó có những thị trường trọng điểm. Ví dụ như hiện nay, thị trường Australia chi tiêu 4 tỷ USD/1 năm để đi du lịch, hay như Canada trên 33 tỷ USD, hoặc các nước Bắc Âu như Hà Lan, Thụy Sỹ, Bỉ, họ đều chi từ 21 đến 26 tỷ USD, xếp trên cả Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, những nước hiện nay thuộc chính sách được miễn visa.

Ngày 4/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 143 giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì đề xuất giải pháp nghiên cứu mở rộng đối tượng miễn visa nhập cảnh đơn phương. Tôi rất mong muốn trong thời gian tới sớm ban hành nghị quyết về vấn đề này, có thể trước mùa du lịch mùa hè để chúng ta đón du khách, thực hiện mong muốn đón 8 triệu khách, thậm chí còn hơn trong năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sau hội nghị này, Chính phủ dự kiến ban hành một Nghị quyết để tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch, tương tự như các nghị quyết sau các hội nghị của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, việc bảo đảm thuốc, vật tư y tế… Chính phủ sẽ triển khai các công việc thuộc thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì đề xuất, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá... đã tạo cho Việt Nam có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng. Việt Nam có bờ biển dài, nhiều rừng, núi với các hang động tuyệt đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ và nhiều lễ hội đặc sắc.

Ðặc biệt vùng biển Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và 2000 bởi những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên và địa chất, địa mạo. Hiện nay, vịnh Hạ Long nằm trong danh sách 28 ứng cử viên lọt vào vòng chung kết của cuộc vận động bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới”. Bên cạnh đó, 3 vịnh là Hạ Long, Nha Trang, Lăng Cô được công nhận là thành viên của Câu lạc bộ Các vịnh đẹp nhất thế giới.

Là quốc gia trong vùng nhiệt đới, nhưng Việt Nam có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng dấp ôn đới như những đô thị nhỏ ở châu Âu như: Sa Pa, Tam Ðảo, Bạch Mã, Bà Nà, Ðà Lạt... Các điểm nghỉ mát này thường ở độ cao trên 1000 m so với mặt biển. Thị trấn Sa Pa hấp dẫn với những biệt thự cổ kính và những công trình hiện

đại nằm xen giữa các vườn đào và hàng sa mu xanh ngắt. Đặc biệt, tuyến đường Sa Pa nằm trong danh sách 10 con đường mòn tuyệt vời nhất khắp thế giới dành cho du khách thích đi bộ nhẹ nhàng vào ban ngày do nhà xuất bản sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet công bố.  Con đường này sẽ đưa bạn hòa nhập vào cuộc sống bản địa giữa những cánh đồng lúa bậc thang và các ngôi làng gần đó. Hơn nữa, những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp trải dài theo những sườn núi, quanh co theo những cung đường nơi đây đã được tạp chí Travel and Leisure của Mỹ công bố là một trong 7 thửa ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất Châu Á và thế giới.  Thành phố Ðà Lạt là nơi nghỉ mát lý tưởng nổi tiếng với rừng thông, thác nước và vô số loại hoa. Khách du lịch tới Ðà Lạt còn bị quyến rũ bởi những âm hưởng trầm hùng, tha thiết của tiếng đàn Tơ rưng và cồng chiêng Tây Nguyên trong những đêm văn nghệ.

Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu nhiều vùng tràm chim và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới như: Vườn quốc gia Cúc Phương ở Ninh Bình, Vườn quốc gia Cát Bà ở Hải Phòng, Vườn quốc gia Côn Ðảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu... Trong đó vùng tràm chim Tam Nông (Ðồng Tháp), nơi có chim sếu đầu đỏ sinh sống, trở thành trung tâm thông tin về sếu được tài trợ bởi quỹ quốc tế về bảo tồn chim. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với những giá trị đặc sắc về lịch sử hình thành trái đất, lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo,cảnh quan kì vĩ, huyền bí, tính đa dạng sinh học cùng với giá trị văn hóa – lịch sử đặc sắc, đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003. Hệ thống hang động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, những bờ cát rộng và đẹp nhất, những thạch nhũ đẹp nhất. Đặc biệt, hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động này được các nhà khoa học và thám hiểm công nhận là hang kỳ vĩ nhất hành tinh. “Có cả rừng trong hang, đủ lớn để chứa được một tòa nhà chọc trời tại New York. Còn điểm kết của hang là bất tận.” - Đó là những dòng đánh giá về hang Sơn Đoòng, trên tạp chí National Geographic.

Nguồn nước nóng, nước khoáng thiên nhiên ở Việt Nam rất phong phú như suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), suối khoáng nóng Bang (Quảng Bình), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Dục Mỹ, Tháp Bà (Nha Trang), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng nóng Bình Châu - Hồ Cốc (Bà Rịa – Vũng Tàu)… Những vùng nước khoáng nóng này đã trở thành những nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ được nhiều khách du lịch ưa chuộng.

Với bề dày lịch sử 4.000 năm, Việt Nam còn giữ được nhiều di tích kiến trúc có giá trị trong đó còn lưu giữ được nhiều di tích cổ đặc sắc với dáng vẻ ban đầu như: Chùa Một Cột, Chùa Kim Liên, Chùa Tây Phương, Ðình Tây Ðằng và Ðình Chu Quyến (Hà Nội), Tháp Phổ Minh (Nam Định), Chùa Keo (Thái Bình), Chùa Bút Tháp và Ðình Bảng (Bắc Ninh), Tháp Chàm (các tỉnh ven biển miền Trung) và kiến trúc cung đình Huế.

Ngoài ra, hàng chục triệu di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia có giá trị đang được bảo quản và trưng bày tại hệ thống 125 bảo tàng phân bổ ở mọi miền đất nước. Đồng thời, các lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống… của cộng đồng 54 dân tộc đều đã và đang trở thành những tài nguyên du lịch quan trọng.

Nằm ở trung tâm thủ đô, bên cạnh công viên Thủ Lệ, trong quần thể khu vực các khách sạn cấp cao của thủ đô Hà Nội, gần các trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính... Khách sạn Daewoo với các phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng sang trọng, phòng họp, phòng hội thảo... với dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao...sẽ mang tới cho qúy khách sự hài lòng nhất để công tác và thư giãn.

Chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25 km. Cách bãi biển Cửa Đại 4 km và Cách phố cổ Hội An 100 m từ khách sạn Hội An dễ dàng tham quan những điểm du lịch hấp dẫn khác như: Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế, Thành phố Đà Nẵng với các điểm hấp dẫn như Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

Khu nghỉ mát có tới 23 hồ bơi cùng nhiều môn thể thao biển trên Bãi Dài – Cam Ranh. Cách Nha Trang một quãng đường ngắn và chỉ mất 20 phút đi xe từ Sân bay Quốc Tế Cam Ranh, khu nghỉ mát biệt lập của chúng tôi được bao quanh bởi các dãy núi với hệ thực vật phong phú và đồi cát rộng lớn.

Khách sạn IMPERIAL cung cấp đa dạng các tiện nghi và dịch vụ bao gồm The Dining Room (phòng ăn) có không gian ấm cúng và thoải mái như tại nhà, chuyên phục vụ các món ăn tươi ngon, sử dụng các nguyên vật liệu tươi ngon từ khắp nơi trên thế giới.