Thực trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay đang có những dấu hiệu bị ô nhiễm cũng như suy thoái đáng lên án. Do đó đã có nhiều tổ chức, cá nhân đang triển khai thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng này. Điển hình là biện pháp tuyên truyền luôn được đặt lên trên hàng đầu. Trong bài viết sau đây, chúng tôi xin đề cập cũng như phân tích rõ thực trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay. Cùng tham khảo nhé!

Hậu quả ô nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm môi trường biển gây nên những hệ lụy nghiêm trọng

Ô nhiễm môi trường biển gây nên những tác động trực tiếp đến hệ sinh thái. Hệ sinh thái biển vô cùng đa dạng với nhiều loại sinh vật. Tuy nhiên khi nguồn nước biển bị ô nhiễm sẽ không đảm bảo môi trường sống tự nhiên của các sinh vật.

Nhiều loại sinh vật biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do ô nhiễm nước biển. Các sinh vật biển dần biến mất để lại một môi trường biển chết và gây những ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên.

Hậu quả ô nhiễm môi trường biển tác động nặng nề cho nền kinh tế quốc gia. Những hoạt động khai thác biển không còn thực hiện được. Các nguồn lợi kinh tế từ môi trường biển suy giảm.

Khi môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng các hoạt động du lịch cũng sẽ suy giảm theo. Điều này ảnh hưởng đến ngành du lịch và sự phát triển của đất nước. Các nguồn khai thác du lịch dần biến mất và không mang lại nguồn lợi cho kinh tế.

Thực trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay

Môi trường biển là gì là điều mà nhiều người thắc mắc. Môi trường biển là nơi sinh sống của hàng vạn sinh vật biển. Môi trường biển chiếm diện tích lớn trên toàn bộ trái đất và có vai trò không nhỏ đến sự sống của muôn loài.

Môi trường biển bao gồm toàn bộ phần nước biển trên trái đất. Tại mỗi quốc gia sẽ được phân định môi trường biển riêng biệt cho mình. Biển và môi trường biển mang đến nhiều nguồn lợi cho mọi người cũng như sự phát triển của xã hội.

Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam và những con số biết nói

Theo các số liệu thống kê cho biết khoảng 70% lượng ô nhiễm biển đại dương xuất phát từ đất liền. Cụ thể là từ chất xả thải tại các thành phố, thị trấn, thị xã, từ ngành công nghiệp, hóa chất, xây dựng,… Nổi bật và đáng nguy hại nhất đó là chất thải từ các nhà máy qua hệ thống cống rãnh và xả thẳng ra đại dương. Trong đó còn có chất bồi lắng, kim loại, hóa chất, cặn dầu và chất phóng xạ.

Mỗi năm có khoảng 100 con số nước ta thải ra biển 880km³ nước và 270 – 300 triệu tấn phù sa, kéo theo đó là nhiều chất làm ô nhiễm biển. Nhất là chất hữu cơ, kim loại nặng và chất độc hại từ khu dân cư tập trung. Ngoài ra còn có từ khu công nghiệp, đô thị hay khu nuôi trồng thủy sản ven biển, vùng sản xuất nông nghiệp.

Cũng theo báo cáo hiện trạng môi trường chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển, vùng ven biển đang tiếp tục bị suy giảm. Nước biển một số khu vực đang có biểu hiện axit hóa vì độ PH tầng mặt biến đổi khoảng 6.3 – 8.2. Thủy triều đỏ xuất hiện tại vùng Nam Trung Bộ, nhất là Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa đã làm chất nhiều tôm cá nuôi trồng tại đây.

Chính chất lượng môi trường biển bị thay đổi nên khiến cho nơi cư trú tự nhiên của nhiều loại thủy hải sản bị phá hủy làm tổn thất lớn về sự đa dạng vùng bờ. Có đến khoảng 85 loài hải sản đang ở mức độ nguy cơ cấp khác nhau, trên 70 loài được đưa vào trong sách đỏ Việt Nam. Đồng thời hiệu suất khai thác hải sản giảm, ngư dân đánh bắt bằng xung điện, chất nổ,… diễn ra tương đối nhiều.

Thực trạng môi trường biển ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam là một trong những quốc gia có đường bờ biển dài từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên thực trạng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động. Tình trạng này xảy ra từ nhiều nguồn nguyên nhân khác nhau tạo nên những tác động lớn đến biển.

Theo những số liệu thống kê, hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về tình trạng ô nhiễm môi trường biển. Các chất thải, khai thác tài nguyên, rác thải nhựa đều đổ ra biển ngày một nhiều hơn khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa.

Tại Việt Nam có đến hàng trăm con sông lớn nhỏ trải dài khắp đất nước và các con sông này đều đổ ra biển. Tình trạng ô nhiễm sông kéo theo những chất thải, rác thải đổ ra biển. Hiện tượng suy thoái môi trường biển đang đứng trước những thách thức vô cùng lớn.

Vấn đề ô nhiễm này tác động nặng nề đến môi trường sinh thái, đời sống sinh hoạt của mọi người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân cũng như gia tăng những áp lực lên môi trường nặng nề hơn, cản trở sự phát triển của nền kinh tế và cả xã hội.

2, Nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường biển

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường biển

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển có thể xuất phát từ thiên nhiên. Dưới biển các hoạt động của núi lửa phun trào khiến cho các sinh vật biển chết hàng loạt. Điều này khiến cho môi trường biển bị ô nhiễm do những sinh vật này chết và bị phân hủy dưới nước.

Khi núi lửa phun trào, những bụi bẩn bốc lên cao và rơi xuống biển theo nước mưa. Điều này khiến cho nước biển nhiễm bẩn và tạo nên những biến đổi khiến cho môi trường biển bị ô nhiễm.

Khi triều cường dâng cao, nước tại các dòng sông cũng tăng lên và cuốn theo những rác thải từ môi trường sau đó tiếp tục trở về sông, cuối cùng đổ ra biển. Tình trạng này diễn ra liên tục khiến lượng rác thải ngày càng nhiều hơn gây ô nhiễm cho môi trường biển.

Có thể nói hình ảnh môi trường bị ô nhiễm chủ yếu đến từ con người. Những hoạt động của người dân sống gần khu vực ven biển thường xả nước thải sinh hoạt ra biển nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm này.

Các hoạt động của tàu bè cũng là nguyên nhân khiến nước biển bị ô nhiễm. Các chất thải từ những tàu bè này xả trực tiếp ra biển hay ô nhiễm dầu trên biển cũng khiến cho nước biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Những hoạt động du lịch biển kéo theo nhiều du khách đến biển vui chơi, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên điều này cũng gây nên những vấn đề cho môi trường biển khi số lượng rác thải ra biển tăng lên và một số người xả rác khiến nước biển không còn sạch.

Vấn đề khai thác dầu mỏ, cát, tài nguyên thiên nhiên trên biển cũng là nguyên nhân khiến cho biển ngày càng ô nhiễm hơn. Tình trạng khai thác quá mức gây nên những áp lực cho môi trường biển, đặc biệt là những chất thải rắn, nguy cơ tràn dầu.

Ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống

Những tác động nặng nề từ môi trường biển bị ô nhiễm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mọi người. Những sinh vật sống dưới biển khi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm chất hóa học, chất phóng xạ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi sử dụng nguồn thực phẩm này.

Ngoài ra những người ngư dân đánh bắt thủy hải sản cũng sẽ bị tác động lớn khi nguồn nước biển bị ô nhiễm. Lượng thủy hải sản không còn sẽ ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của người dân, mất đi công việc của hàng triệu người.

4, Biện pháp khắc phục và bảo vệ môi trường biển

Nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường biển đối với mọi người

Để loại bỏ những hình ảnh môi trường bị ô nhiễm, môi trường biển bị tác động thì cần phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường. Mỗi người cần ý thức giữ gìn môi trường biển, không xã rác thải ra biển và tuyên truyền, thực hiện hoạt động dọn rác ven biển.

Cần thường xuyên cập nhật những tài liệu ô nhiễm môi trường biển và các giải pháp đối với những doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển hoặc khai thác trên biển. Xử lý nghiêm những doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc khi xả chất thải ra biển.

Nghiêm cấm các hoạt động khai thác biển sử dụng chất nổ, chất hóa học. Phân bố khu vực khai thác thủy hải sản hợp lý cho người dân cũng như tuyên truyền bảo vệ các loài động vật, sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Trên đây là những thực trạng của môi trường biển tại Việt Nam hiện nay và các biện pháp bảo vệ môi trường biển. Mỗi người cần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường biển cũng như có những giải pháp thiết thực giúp môi trường biển ngày càng trong sạch hơn, mang lại nguồn lợi ích to lớn hơn.

---------------------------------------------

Eco248.com - Siêu thị máy lọc nước Online lớn nhất Việt Nam - An tâm trọn đời !

Địa chỉ: Lô 11 ô DV 11 Tây Nam hồ Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Liên hệ mua hàng: 024.999.59.333

Hợp tác kinh doanh: 039.697.1236

Quá trình thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nhận thức về vị trí, vai trò của biển đảo đối với phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng cao; chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững; hệ thống kết cấu hạ tầng vùng biển, ven biển, đảo đã được quan tâm đầu tư xây dựng...

Thời gian qua, dưới áp lực phát triển kinh tế-xã hội và nhiều nguyên nhân khác nhau đã khiến cho môi trường biển Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vấn đề.

Tuy nhiên, thời gian qua, dưới áp lực phát triển kinh tế-xã hội và nhiều nguyên nhân khác nhau đã khiến cho môi trường biển Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như: Suy thoái cảnh quan, hệ sinh thái biển và ven biển; ô nhiễm môi trường biển ven bờ; sự cố môi trường biển; mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển giữa các ngành, các bên có liên quan. Chất thải rắn sinh hoạt ở vùng ven biển Việt Nam ngày càng gia tăng từ các hoạt động kinh tế-xã hội như nguồn thải công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, du lịch, sinh hoạt, y tế… gây ô nhiễm trên diện rộng ở các vùng bờ biển.

Do ô nhiễm môi trường biển, các hệ sinh thái vùng bờ bị suy giảm, nhất là các hệ sinh thái rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển. Trong 15 năm trở lại đây, khoảng từ 15% đến 20% diện tích các rạn san hô bị mất, tập trung chủ yếu ở các vùng có dân cư sinh sống như Vịnh Hạ Long, các tỉnh, thành phố ven biển miền trung. Sự suy giảm diện tích, những tổn thương của nhiều rạn san hô đã làm suy giảm đa dạng sinh học và chất lượng môi trường biển; làm mất sinh kế của cộng đồng vùng ven biển, gây thiệt hại không nhỏ cho ngành du lịch biển, thủy sản.

Để từng bước giảm tác động của ô nhiễm môi trường biển đến phát triển kinh tế-xã hội, hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (từ ngày 1 đến 8/6), với chủ đề “Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển” và Ngày Đại dương thế giới (8/6) năm 2024, các bộ, ngành, chính quyền các địa phương cần tập trung tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, luật pháp quốc tế về biển, đảo; các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển; vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo và đại dương cũng như tài nguyên, môi trường biển, đảo; phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn biển.

Các ngành, địa phương cần nâng cao hơn nữa công tác quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, công bằng, bền vững tài nguyên biển, hải đảo; bảo vệ, duy trì và phục hồi đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo; khai thác, đánh bắt thủy sản an toàn, bền vững, đúng pháp luật gắn với bảo vệ môi trường…

Về lâu dài, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm tạo lập được hành lang pháp lý về quản lý môi trường biển đồng bộ, thống nhất. Sớm ban hành quy hoạch không gian biển quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2050 bởi đây là công cụ quan trọng để cụ thể hóa “Quy hoạch tổng thể quốc gia” và tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển một cách hiệu quả.

Mặt khác, chúng ta cần bảo đảm đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị, tài chính để thực hiện tốt các điều ước quốc tế về môi trường biển mà Việt Nam đã cam kết; tổ chức xây dựng các chương trình, dự án có phạm vi và quy mô trung bình đến quy mô lớn có tác động đến chính sách quản lý môi trường biển, trong đó giải quyết được nhiều vấn đề có tính chất đa ngành, lĩnh vực và liên vùng, xuyên biên giới hiện nay.

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1897/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

1. Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường có Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc. Giám đốc và Phó Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.

2. Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ được phân công và toàn bộ hoạt động của Trung tâm; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Trung tâm; ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế thu chi nội bộ và các quy chế khác của Trung tâm theo quy định.

3. Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.

Trung tâm Tư vấn, dịch vụ truyền thông tài nguyên và môi trường, Chi nhánh phía Nam là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./