Ngày 5/5 âm lịch là Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương. Đây là một ngày lễ tết truyền thống lâu đời ở nước ta. Đây là thời điểm mà người dân tiến hành nghi thức “Giết sâu bọ”, làm lễ tạ ơn tổ tiên, trời đất, vạn vật và ăn mừng mùa vụ thành công.

Những việc nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Tại thời khắc mặt trời lên đến đỉnh đầu vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân sẽ bắt đầu đi khảo cây. Đây là một hành động đánh vào cây để kiểm tra những vấn đề mà cây đó đang gặp phải.

Để thực hiện phong tục này cần có 2 người: Một người đóng vai cây và phải trèo lên cây, một người cầm dao gõ vào gốc cây và vấn đáp một số câu hỏi như: Mùa sau cây có ra nhiều quả không? Tại sao năm nay lại cho ra ít quả thế?...

Theo quan niệm của ông bà xưa thì để diệt các “sâu bọ” trong người thì phải ăn trái cây đầu mùa. Những loại cái cây dâng lên tổ tiên không những tốt cho sức khỏe mà còn nhằm mục đích mong muốn đời sống sung túc. Việc ăn trái cây cũng giúp bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tăng sức đề kháng bảo vệ khỏi những bệnh tật nguy hại.

Ăn trái cây ngày Tết Đoan Ngọ giúp phòng tránh bệnh tật (Nguồn: Internet)

Bánh ú là một loại bánh truyền thống của người Việt và không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng ở nước ta. Bánh có đặc tính mát và dễ tiêu có tác dụng trung hòa các loại thức ăn nhiệt nóng, khó tiêu. Bên cạnh đó, bánh còn giúp thải độc cơ thể, có tác dụng lợi tiểu, phòng các loại bệnh sỏi thận và gút…

Xem thêm: Cách làm bánh tro (bánh gio) cho dịp Tết Đoan Ngọ

Đây là món ăn đặc trưng của người miền Nam vào ngày Tết Đoan Ngọ. Chè được làm từ bột nếp, bên trong là nhân đậu xanh, khi ăn kèm với nước cốt dừa tạo nên hương vị thanh mát, thơm ngon.

Đây là món ăn không thể thiếu của người Huế mỗi khi đến dịp tết Đoan Ngọ. Hạt kê được xay và loại bỏ lớp vỏ rồi đun sôi cho đến khi nở mềm, có độ đặc sền sệt, sau đó thêm nước đường cùng một chút gừng là sẽ được một nồi chè kê thơm phức, vô cùng hấp dẫn.

Cơm rượu nếp cẩm là cơm từ gạo nếp cẩm nấu lên men với rượu. Món này có vị ngọt, chữa các bệnh suy nhược cơ thể, trị chứng ra mồ hôi trộm và làm giảm cơn khát…

Đây là phong tục thể hiện mong muốn sức khỏe dồi dào, đẩy lùi các bệnh tật của người xưa để lại.

Ăn rượu nếp cẩm nhằm đẩy lùi bệnh tật (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 3 Cách Nấu Cơm Rượu Nếp Miền Bắc, Nam, Nếp Than Đón Tết Đoan Ngọ

Thịt vịt theo nhiều nghiên cứu có những dưỡng chất và tính mát có tác dụng giải nhiệt cơ thể rất tốt. Và việc bổ sung những chất tốt cho sức khỏe là mục tiêu mà mọi người trong ngày Tết Đoan Ngọ hướng đến.

Theo truyền thống người Việt Nam, dùng cây mùi đun nước để tắm vào ngày mùng 5 tháng 5 sẽ giúp cơ thể thoát nhiều mồ hôi, thư giãn và trị được bệnh tật.

Theo quan niệm truyền thống, 12 giờ trưa là thời điểm dương khí tốt nhất vì ánh nắng tỏa ra nhiều nhất. Do đó hái lá thuốc vào thời điểm đó sẽ có tác dụng trị bệnh hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, phong tục này chỉ diễn ra ở một số địa phương.

Hái lá thuốc là nét đẹp truyền thống của ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Tết Đoan Ngọ được xem là ngày lành trong trong năm nên sẽ vô cùng thích hợp để phóng sinh. Phóng sinh là việc thiện và sẽ mang lại phước lành, may mắn cho người thực hiện.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có những món gì?

Một mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có những món sau: 9 hoa đồng tiền màu đỏ, mâm cơm chay, bánh gói chay, ba chén rượu, cơm rượu, vàng mã, mâm ngũ vị, ba chén nước trà, vài nhánh đài sen.

Tết Đoan Ngọ ngày 5/5 âm lịch hàng năm không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là cơ hội để mọi người gắn kết với gia đình và truyền thống dân tộc. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu thêm về ý nghĩa và các hoạt động đặc trưng trong ngày lễ này. Chúc bạn và gia đình có một ngày Tết Đoan Ngọ với nhiều niềm vui và hạnh phúc. Đừng quên theo dõi các blog của Nguyễn Kim để cập nhật nhanh những ngày lễ quan trọng khác trong năm nhé!

TPO - Theo quan niệm dân gian, tết Đoan Ngọ mùng 5/5 (âm lịch) là dịp quan trọng thứ hai trong năm, sau tết Nguyên Đán. Ngày trước người Việt dùng lịch kiến Tý, tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch nên Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác - Tết Nửa năm. Dưới đây là một số lưu ý trong ngày này.

Trong tiềm thức của người Việt, tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết diệt sâu bọ. Dân gian ta tin rằng, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu diệt sâu bọ không phải thời gian nào cũng có thể làm được. Chỉ có ngày mùng 5/5 chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử.

Từ đó, dân gian truyền miệng việc dùng một số loại thức ăn có thể giết chết được sâu bọ. Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và diệt sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…

Người miền Trung và miền Nam thì có món bánh ú lá tre hoặc bánh tro với nguyên liệu cũng là gạo nếp, đậu xanh và một vài thức khác.

Một số lưu ý truyền miệng trong dân gian về ngày Tết Đoan Ngọ:

-Vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Trong ngày thường và đặc biệt là ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.

-Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống. Khi đi du lịch vào ngày này, dù xa hay gần, bạn cũng cần lưu ý giữ tiền bạc cẩn thận.

-Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nếu đi du lịch hoặc đi xa và có ý định mua đồ lưu niệm thì nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà về.

-Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, không nên ở trong những phòng bài trí các đồ vật mang tính chất tôn giáo như tranh, tượng phật, thánh… Bởi tác dụng chính của những vật phẩm này là trấn áp tà khí, chứng tỏ phòng ốc đó có vấn đề.

- Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam:

- Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ)

Tín chủ chúng con là:……………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………….

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.

Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Tết Đoan Ngọ rơi vào mùng 5/5 âm lịch là phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. Mặc dù một số nước châu Á khác cũng ăn Tết Đoan ngọ nhưng ngày lễ này của chúng ta lại có bản sắc riêng, mang ý nghĩa riêng. Với người Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được gọi là Tết Giết sâu bọ - những sinh vật làm hại mùa màng và sức khỏe con người.