Câu hỏi về số bước trong thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam đang thu hút nhiều sự quan tâm, đặc biệt khi luật pháp và phương thức nộp hồ sơ liên tục thay đổi, gây khó khăn cho nhiều người. Dù quy trình đăng ký doanh nghiệp đã được đơn giản hóa, không phải ai cũng nắm rõ các cải cách và quy trình mới. Vì vậy, AZTAX sẽ cung cấp bài viết về quy trình thành lập công ty hiện tại, giúp bạn hiểu rõ các bước cần thiết để hoàn thành thủ tục pháp lý.
Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp online
Dưới đây là quy trình từng bước để đăng ký doanh nghiệp trực tuyến tại Việt Nam, từ việc truy cập trang dangkykinhdoanh.vn, nhập thông tin chi tiết về doanh nghiệp, đến việc nộp hồ sơ và thanh toán.
Hướng dẫn này bao gồm các bước quan trọng để đảm bảo hồ sơ của bạn được xử lý nhanh chóng và chính xác, giúp bạn hoàn tất thủ tục đăng ký một cách dễ dàng và hiệu quả.
Sau khi nhận được thông báo đăng ký thành công, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xử lý trong vòng 3 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ, thông báo sẽ được gửi qua bưu điện hoặc trực tiếp, tùy theo tình hình dịch bệnh. Nếu không hợp lệ, bạn sẽ nhận được thông báo yêu cầu chỉnh sửa thông tin.
Chi phí thành lập doanh nghiệp bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các mục phí và lệ phí quy định bởi Nhà nước để hoàn tất quy trình thành lập và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các khoản chi phí cụ thể bao gồm:
Tùy thuộc vào thời hạn sử dụng (01 – 03 năm)
Tùy thuộc vào thời hạn sử dụng chữ ký số và mức vốn điều lệ/doanh thu của doanh nghiệp mà mức tổng chi phí sẽ khác nhau
Như bạn đã thấy, việc hoàn tất các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể tốn rất nhiều chi phí, như đã được phân tích ở trên. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp quyết định sử dụng dịch vụ của chúng tôi, chi phí thành lập công ty sẽ giảm đáng kể. AZTAX sẽ thay mặt doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hồ sơ và thủ tục pháp lý liên quan, giúp doanh nghiệp không cần phải đến trực tiếp các cơ quan. Ngoài ra, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp và tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề nào khác phát sinh.
Xem thêm: Chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm những gì?
Những điểm lưu ý khi thành lập công ty mới trong năm 2024 – 2025
Xác định rõ ngành nghề kinh doanh Quá trình thành lập doanh nghiệp đòi hỏi sự chú ý đặc biệt vào việc xác định ngành nghề kinh doanh. Các ngành nghề cụ thể đòi hỏi tuân theo các điều kiện đặc biệt như giấy phép hành nghề, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, và vốn pháp định.
Thực hiện thủ tục thuế ban đầu Nhiều doanh nhân thường nhầm tưởng rằng việc xin cấp giấy đăng ký kinh doanh là bước cuối cùng trong quá trình thành lập công ty. Thực tế, sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thuế ban đầu (Xem chi tiết tại Giai đoạn 5: Thủ tục sau khi thành lập công ty).
Kiểm tra thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia Sau khi hoàn tất đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp nên kiểm tra thông tin đã đăng ký trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ và so sánh với thông tin trên giấy phép để tránh sai sót.
Gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tuyến Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều cải tiến trong thủ tục hành chính, bao gồm cả khả năng nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tuyến qua Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia (dangkykinhdoanh.gov.vn).
Theo dõi xu hướng lãi suất Lãi suất cơ bản, do Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh, đang giảm để kích thích sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay trong năm 2024.
Dự báo về lãi suất FED Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể bắt đầu giảm lãi suất trong quý 3 và quý 4 năm 2024, có thể giúp giảm căng thẳng trong tình hình kinh tế toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam.
Các lưu ý quan trọng về kê khai thuế khi mới thành lập công ty
Thực hiện các quy định về nội quy lao động:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin thành lập doanh nghiệp
Chuẩn bị các thông tin gồm: Loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, tên, địa chỉ, người đại diện pháp luật, thông tin người góp vốn… Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quy trình thủ tục thành lập công ty.
Không chỉ có mục đích soạn thảo hồ sơ thủ tục pháp lý doanh nghiệp nhằm đưa doanh nghiệp, công ty của bạn hợp thức hóa về mặt pháp luật, mà còn giúp định hình và nhìn lại tổng quan về doanh nghiệp, công ty. Các thông tin này bao gồm:
Bước đầu tiên trong quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ và lơn ở Việt Nam là chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Trách nhiệm của người chủ là phải hiểu và nắm rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp.
Mục đích là để có thể xác định và lựa chọn loại hình phù hợp nhất với định hướng phát triển của doanh nghiệp, công ty. Hiện nay ở Việt Nam, một số loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất là:
Theo quy định của Luật Đầu Tư 2020 số 61/2020/QH14 – Phụ Lục IV thì hiện nay chỉ có 227 ngành nghề có điều kiện để thành lập doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý các ngành nghề bị cấm kinh doanh tại Điều 6 Luật Đầu Tư 2020 số 61/2020/QH14.Chủ doanh nghiệp cần đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ và vốn pháp định đối với một số ngành nghề, lĩnh vực đầu tư có điều kiện được nêu ở quy đinh trên. Ví dụ, công ty kinh doanh Bất động sản thì yêu cầu về vốn pháp định tối thiểu từ 20 tỷ đồng trở lên.
Tên doanh nghiệp, công ty là một vấn đề bắt buộc phải thực hiện trong thủ tục đăng ký thành lập công ty. Tên doanh nghiệp không chỉ tác động tới việc nhận diện trong giai đoạn khởi đầu mà còn đi xuyên suốt quá trình phát triển của tổ chức. Về mặt pháp luật, việc đặt tên doanh nghiệp, công ty cần tuân thủ theo quy định tại Điều 37, 38, 39, 41 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.
Tên doanh nghiệp mới đăng ký chỉ cần không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tổ chức khác. Để tránh rủi ro này, chủ doanh nghiệp có thể truy cập vào Cổng Thông Tin Quốc Gia Về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp online tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn để kiểm tra tên của các doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó.
Xác định địa chỉ trụ sở công ty
Địa chỉ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh là một trong những thông tin quan trọng cần chuẩn bị trong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 42 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, trụ sở doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp được xác định theo địa giới đơn vị hành chính trên lãnh thổ Việt Nam gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Đây là thông tin quan trọng bắt buộc phải có trong hồ sơ thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Xác định thành viên, cổ đông góp vốn
Doanh nghiệp cần xác định rõ số lượng thành viên, cổ đông góp vốn trực tiếp sở hữu doanh nghiệp, công ty khi thực hiện các bước thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó sẽ có một số tiêu chí cần phải làm rõ hơn, gồm:
Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định về việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm tương ứng với % tỷ lệ góp vốn của mỗi cá nhân. Và đương nhiên người có tỷ lệ % góp vốn cao nhất sẽ có quyền hạn và trách nhiệm cao hơn cả.
Như đã nói ở trên thì mức vốn điều lệ tại Việt Nam không quy định tối thiểu là bao nhiêu. Nhưng một khi doanh nghiệp, công ty đã đăng ký và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì trong vòng 90 ngày phải hoàn thành đủ số tiền cam kết.
Đã không ít doanh nghiệp, công ty đưa ra mức vốn điều lệ quá cao và không thể chi trả. Các tổ chức này không những bị bắt đăng ký và làm lại hồ sơ điều chỉnh mà còn bị đóng phạt từ 30.000.000 – 50.000.000 VND (theo Điểm a – Khoản 3 – Điều 46 – Nghị Định số 122/2021/NĐ-CP). Cụ thể:
Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;
Xác định người đại diện pháp luật
Trong thủ tục mở doanh nghiệp, công ty, chủ doanh nghiệp cần chọn người đại diện pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14. Người đại diện cho công ty phải thực hiện các nghĩa vụ và quyền có liên quan đến doanh nghiệp với tư cách là cá nhân giải quyết những thủ tục pháp lý trước cơ quan có thẩm quyền.
Người đại diện doanh nghiệp không nhất thiết phải là tổng giám đốc, có thể là giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc. Việc lựa chọn người đại diện cần được thống nhất ngay từ đầu để có sự phân chia rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý tượng ứng.
Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp là gì?