Đồ điện tử, hàng tiêu dùng, thời trang, mỹ phẩm,… của trung Quốc luôn là những mặt hàng thu hút, nhận được nhiều đánh giá và phản hồi tốt từ người tiêu dùng Việt Nam. Vậy hàng nội địa Trung là gì? Đồ nội địa Trung Quốc có thật sự tốt như lời đồn không? Hãy cùng Giang Huy Logistics tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Mua hàng nội địa Trung Quốc tại chợ đầu mối trong nước

Bạn có thể chọn mua đồ nội địa Trung Quốc thông qua các chợ đầu mối tại Việt Nam. Hiện nay, nhiều chợ đầu mối như: Chợ Bến Thành (TP.HCM), Chợ Đồng Xuân (Hà Nội), Chợ Hòa Bình (Hải Phòng), Chợ Lớn (Đà Nẵng),… đã bán đồ xuất xứ từ Trung Quốc nhiều hơn, nơi đây cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm và mặt hàng khác nhau giúp cho người mua có thêm nhiều sự chọn lựa.

Để có thể tiến hành mua hàng tại đây, bạn cần xác nhận số lượng đơn hàng mà mình muốn đặt. Tiếp đến kiểm tra kỹ lại hàng hóa, chất lượng cũng như mẫu mã liên quan. Thông qua những công đoạn này, có thể giúp bạn kiểm soát được những đơn hàng mà mình đặt đã đúng với mong muốn và nhu cầu sử dụng.

Bỏ túi top 25+ món ăn Trung Quốc hấp dẫn nhất

Đồ ăn Trung Quốc mang theo những giá trị văn hóa và lịch sử lâu đời, được ảnh hưởng và liên tục hoàn thiện qua hàng ngàn năm. Song mỗi món ăn vẫn giữ được nét đặc trưng riêng với sự khác biệt trong việc sử dụng nguyên liệu, gia vị và kỹ thuật nấu nướng.

Trứng bách nhật - Đồ ăn Trung Quốc lạ

Trứng bách nhật hay còn được biết đến với tên gọi là trứng bắc thảo, đại diện ẩm thực Trung Hoa và là món ăn đặc biệt từng được dùng để tiến vua. Món ăn này thường làm từ trứng vịt, ủ trong hỗn hợp phèn chua, đinh hương, bột quế, chấu/tro khoảng 2 - 3 tháng.

Trứng sau khi ủ sẽ có một màu đen từ trong ra ngoài, mùi hăng, lần đầu hơi khó ăn. Tuy nhiên, khi ăn quen sẽ cảm nhận được vị béo ngậy, thơm ngon và mang lại giá trị dinh dưỡng cao.

Trứng bách nhật hay trứng bách thảo - Đồ ăn Trung Quốc độc đáo (Ảnh: @shanghaisupper)

Màn thầu chính là món bánh bao, được lên men từ lúa mì và nặn hình tròn. Bánh màn thầu mềm, đặc ruột, là đồ ăn Trung Quốc phổ biến trong mọi bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng vì giá rẻ, độ tiện lợi và phù hợp mọi lứa tuổi.

Tùy vào từng vùng, màn thầu có thể là bánh bao ngọt không nhân hoặc nhân thịt bằm, rau củ, nấu bằng phương pháp hấp chín hoặc chiên dầu.

Đằng sau câu chuyện tình yêu gắn liền với món bún qua cầu, đặc sản vùng Vân Nam này còn nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon và cách trang trí đặc biệt. Món ăn sẽ được để riêng phần nước dùng ra bát đá, các đồ ăn kèm khác như bún, thịt, rau củ sẽ để trong từng bát nhỏ trên khay.

Khi ăn, du khách đổ từng phần nguyên liệu tươi vào bát, sức nóng của nước sẽ giúp đồ ăn chín từ từ, kết hợp với nước dùng tạo hương vị ngọt thanh đậm vị.

Tìm hiểu bát đại trường phái ẩm thực Trung Quốc

Đồ ăn Trung Quốc được ảnh hưởng bởi sự đa dạng về văn hóa, dân tộc và vùng miền, mỗi sự kết hợp mang đến cho ẩm thực Trung Hoa những nét đặc trưng riêng. Trong đó phải kể đến bát đại trường phái tiêu biểu.

Đặc trưng ẩm thực của đồ ăn Trung Quốc (Ảnh: @vietnamnet)

Sơn Đông nổi tiếng là tỉnh lạnh giá phía Bắc xứ tỷ dân. Có lẽ vì vậy mà ẩm thực nơi đây ảnh hưởng khá nhiều bởi nhiệt độ và điều kiện tự nhiên. Ẩm thực Sơn Đông có lịch sử lâu đời và là đại diện tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực lưu vực sông Hoàng Hà.

Đồ ăn Trung Quốc theo trường phái Sơn Đông thường đa dạng phương pháp nấu, phong phú về nguyên liệu, chủ yếu là chim, hải sản và rau củ. Đặc biệt, hầu hết món ăn đều xào nấu với rất nhiều hành, tỏi, ớt mang vị nồng đậm đặc trưng.

Trường phái ẩm thực Quảng Đông được cấu thành từ 3 nét truyền thống nấu bếp chính trong ẩm thực Trung Quốc bao gồm: Quảng Châu, Đông Giang và Triều Châu. Các món ăn thuộc vùng này thiên nhiều về đồ chiên, rán, hầm với hương vị tươi ngon và khẩu vị nhẹ dịu hơn.

Ẩm thực Quảng Đông luôn đòi hỏi sự lãng mạn và liên tục hoàn thiện trong cả phần ăn và phần nhìn. Tạo hình phải bắt mắt, hương vị món ăn phải thanh mà không nhạt, mỡ mà không ngấy, tiếp thu và học hỏi liên tục.

Trường phái ẩm thực Quảng Đông đặc trưng bởi các món dimsum (Ảnh: @dam_sum)

Nếu ví ẩm thực Quảng Đông là “anh thanh niên lãng mạn” thì trường phái ẩm thực Tứ Xuyên lại chính là “nhà bách khoa toàn thư”. Đồ ăn Trung Quốc tại Tứ Xuyên gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh, nổi tiếng với hương vị cay nồng của ớt và xuyên tiêu, từ đó phức hợp tạo ra các món ăn tê cay rất đặc trưng.

Ớt ở Tứ Xuyên thường được sử dụng linh hoạt với nhiều vai trò, liều lượng và cách thức khác nhau, đôi khi được tùy chỉnh theo mùa hoặc theo khẩu vị của từng người.

Đồ ăn Trung Quốc trong trường phái ẩm thực Tứ Xuyên (Ảnh: @visit_sichuan)

Đặc sản Trung Hoa trong trường phái ẩm thực Giang Tô thường phổ biến với các món hấp, om, tần, chú ý việc sử dụng tỏi, hẹ hơn là ớt, gia vị, tạo nên các hương vị chua ngọt đặc trưng. Trường phái này nổi tiếng với việc chế biến tinh tế, khẩu vị thanh đạm, đảm bảo sự nguyên vị, nguyên chất của từng món ăn.

Ẩm thực Hồ Nam nổi tiếng với hương vị chua cay, mùi vị nhẹ nhàng, đồ ăn Trung Quốc tại Hồ Nam thường ít ngấy và có tính gây nghiện rất cao. Người dân ở đây tin rằng, nguyên liệu có tươi thì đồ ăn mới ngon, vì vậy các loại hải sản như tôm, cua, cá thường được đánh bắt và sử dụng rất nhiều.

Vị chua cay đặc trưng trong trường phái ẩm thực Hồ Nam thường thuần túy đến từ ớt chứ không pha trộn như tại Tứ Xuyên.

Là một thành phố ven biển, vì vậy ẩm thực Phúc Kiến thường sử dụng nguyên liệu chính đến từ hải sản. Món ăn Trung Quốc tại Phúc Kiến được cấu thành trên các cơ sở bếp của Phúc Châu, Hạ Môn, mang đủ hương vị chua, cay, mặn, ngọt.

Người dân tại đây thường coi trọng hình thức và màu sắc món ăn, tất cả được bài trí một cách tinh tế, bắt mắt, chính những điều này đã thu hút thực khách từ cái nhìn đầu tiên.

Ẩm thực An Huy là sự kết hợp của thực phẩm hoang dã, tạo nên hương vị thơm ngon, hiếm thấy. Trường phái này thường chú trọng việc dùng lửa với cách thức ninh, hầm, mang hơi hướng món ăn đặc trưng dọc khu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang.

Trường phái ẩm thực Chiết Giang

Đồ ăn Trung Quốc trong ẩm thực Chiết Giang thường tập trung vào các món kho hoặc đồ ăn tươi sống giống như Nhật Bản, nổi bật là những thực phẩm thanh đạm, tươi mềm. Trường phái này bao gồm đặc trưng vùng Hàng Châu, Thiệu Hưng và Ninh Ba.

Chiết Giang còn được biết đến với những loại rượu nổi tiếng như Ô Trình tửu, Hoa Điêu tửu…

Đồ ăn Trung Quốc trong trường phái ẩm thực Chiết Giang (Ảnh: @tjang.fonda)

Phật nhảy tường - Đồ ăn Trung Quốc bổ dưỡng

Bên cạnh những câu chuyện về nguồn gốc tên gọi độc đáo này, Phật nhảy tường là tinh túy ẩm thực đắt đỏ nổi tiếng của ẩm thực Phúc Kiến. Món ăn thường được nấu từ các nguyên liệu cao cấp như: hải sâm, bào ngư, vi cá, sò điệp, nhân sâm, tuyết yến… hấp riêng trong từng thố cùng rượu Thiệu Hưng.

Phật nhảy tường, cao lương mỹ vị trong ẩm thực Trung Quốc (Ảnh: @baophunuthudo)

Là món ăn Trung Quốc truyền thống với lịch sử lâu đời và có cách nấu tương tự gà ăn mày, tại nhiều vùng, người dân địa phương thường coi 2 món ăn này là một. Điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu gà ăn mày và gà nướng đất sét có chung nguồn gốc hay chỉ đơn giản là có cách thức nấu gần giống nhau?

So với việc sử dụng bùn trong ao, gà nướng đất sét sẽ dùng đất sét để bọc bên ngoài gà và lớp lá sen. Một số cách nấu hiện đại sẽ thay thế đất sét bằng bột mì và màng nhôm bọc thực phẩm.

Không chỉ mang nét đặc trưng của đồ ăn Trung Quốc, mì vịt tiềm còn đem đến hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng qua sự kết hợp giữa mì, thịt vịt và các loại thảo mộc.

Tại một số vùng, vịt sẽ được để nguyên cả đùi, một số khác sẽ thái miếng trước khi cho vào bát, song tất cả đều được tẩm ướp đậm đà với quế, hồi, đinh hương trước khi đem chiên hoặc hầm chín.

Giống như sủi cảo, bánh tổ cũng có thể ăn quanh năm nhưng thường được người Trung Quốc thưởng thức, cúng lễ trong các dịp Tết với ý nghĩa đoàn viên, kết nối và mang những giá trị văn hóa sâu sắc.

Nguyên liệu chính làm nên món bánh tổ chính là bột gạo nếp nấu cùng nước cốt dừa, đường, gừng. Quá trình chế biến đòi hỏi sự kiên nhẫn, khéo léo từ nhào bột đến nặn bánh để khi ăn bánh tổ sẽ có sự thơm dẻo và ngọt sắc.

Bánh tổ - món ăn truyền thống của người Hoa vào dịp Tết (Ảnh: @my.cake.id)