Đào tạo/giải đáp miễn phí (qua Zoom)

Viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm, sai sót như thế nào? kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn cách viết hóa đơn điều chỉnh sai sót như: Điều chỉnh tăng giảm thuế suất thuế GTGT, doanh thu, số lượng hàng hóa, điều chỉnh mã số thuế, số tiền bằng chữ, đơn vị tính, ngày tháng năm …Theo đúng quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Bạn đang xem bài viết hướng dẫn cách viết HÓA ĐƠN GIẤY

=> Hiện nay, doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ rồi nên cách viết hóa đơn điều chỉnh sẽ được thực hiện theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP và thông tư 78/2021/TT-BTC

Chi tiết các bạn xem tại đây:

---------------------------------------------------------------------

Ký hiệu: AB/18P                                                            Liên 1: Lưu                             Số:         0000895

(Vì những hóa đơn điều chỉnh không ảnh hưởng đến số tiền, tiền thuế nên các bạn KHÔNG phải kê khai nhé, các bạn lưu Hóa đơn điều chỉnh + Biên bản điều chỉnh cùng với Hóa đơn sai, để sau này giải trình)

Ký hiệu: AA/18P                                                            Liên 1: Lưu                             Số:         0000895

-----------------------------------------------------------------------

Ký hiệu: TU/18P                                                            Liên 1: Lưu                             Số:         0006890

Cách kê khai: Hướng dẫn kê khai bổ sung điều chỉnh giảm: a) Nếu trong kỳ chỉ có phát sinh 1 Hóa đơn điều chỉnh giảm đó (tức là không phát sinh các hoá đơn bán ra, mua vào khác): - Công ty kế toán Thiên Ưng (Bên bán): Kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm số 0006890, ký hiệu TU/18P, ngày 02/11/2018 như sau: Kê khai ÂM vào Chỉ tiêu 32 và 33 trên Tờ khai 01/GTGT của tháng 11/2018. - Công ty Bảo An (Bên mua): Kê khai ÂM vào chỉ tiêu 23, 24, 25 trên Tờ khai 01/GTGT của tháng 11/2018. b) Nếu trong kỳ có phát sinh nhiều hóa đơn khác (Tức là trong kỳ đó còn phát sinh các hoá đơn bán ra, mua vào khác): VD: Bên bán trong tháng 11/2018 có phát sinh nhiều hóa đơn bán ra và đầu vào -> Kê khai trên Chỉ tiêu 32 là: 40.000.000 và Chỉ tiêu 33 là: 4.000.000 => Thì các bạn phải lấy số tiền trên các Chỉ tiêu đó trừ (-) số tiền trên hóa đơn điều chỉnh giảm, cụ thể như sau: Chỉ tiêu 32 là: 40.000.000 - 10.000.000 = 30.000.000 Chỉ tiêu 33 là: 4.000.000 - 1.000.000 = 3.000.000 - Bên mua, các bạn cũng phải trừ đi như vậy nhé! Chú ý: Hóa đơn điều chỉnh giảm thì không được viết âm. Nhưng khi kê khai phải kê khai âm hoặc trừ số tiền đó.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ký hiệu: TU/18P                                                            Liên 1: Lưu                             Số:         0006890

------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------

--------------------------------

Cụ thể, Cục Thuế tỉnh Long An căn cứ Khoản 5 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về xác định số thuế GTGT phải nộp:

“Điều 12. Phương pháp khấu trừ thuế

5. Xác định số thuế GTGT phải nộp:

a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hóa đơn có sai sót:

“Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót

2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế liên quan các hóa đơn điện tử điều chỉnh, thay thế:

“3. Việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế liên quan các hóa đơn điện tử điều chỉnh, thay thế (bao gồm cả hóa đơn điện tử bị hủy) thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý thuế.”

Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (Ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn:

“Điều 16. Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn

1. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

b) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

c) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, biên bản vi phạm hành chính xác định là hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm hành chính lần đầu về hành vi trốn thuế, đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và cơ quan thuế đã lập biên bản ghi nhận để xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế;

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này;

b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp người nộp thuế có hành vi khai sai theo quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế thì không bị xử phạt theo quy định tại Điều này mà xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.”

Từ các quy định trên, trường hợp Công ty xuất hóa đơn thuế suất giá trị gia tăng thấp hơn thuế suất quy định thì Công ty lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn đã lập theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Đồng thời, kê khai các hóa đơn điều chỉnh, thay thế theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Nếu Công ty xuất hóa đơn giá trị gia tăng sai thuế suất nhưng không điều chỉnh hoặc thay thế dẫn đến việc khai sai thuế thì sẽ bị truy thu thuế và xử phạt theo quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Để cập nhật nhanh nhất các văn bản pháp luật về thuế - kế toán, mời bạn đọc tham gia

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Đào tạo/giải đáp miễn phí (qua Zoom)