Ảnh Anime buồn được cộng đồng nhận xét là một trong các loại hình ảnh đẹp. Được gần hầu hết các bạn teen yêu mến qua các bộ truyện tranh manga hay những bộ anime lừng danh. Những hình ảnh anime có thể sẽ làm bạn nhớ về ký ức của mình một lần nữa thông qua những bộ phim mà bạn xem.Tải ảnh anime buồn về tình yêu, khóc, cô đơn, đẹp nhất với những phong cách: cute, dễ thương, ngầu, lạnh lùng nam, nữ làm hình nền, avatar.dành cho làm hình nền điện thoại facebook ảnh bìa anime.
anhr anime news ngaaauf lanjh lungf
Xem thêm: Ống nhựa hdpe, siêu thị ống công trình, siêu thị máy công trình, ống công trình
Trong lịch sử hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta, những đoàn quân lội suối, băng rừng với khát vọng thống nhất đất nước đã viết nên những trường ca bất hủ về ý chí và khát vọng của con người Việt Nam.
Tác phẩm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của cố nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Minh Trường là một bức ảnh báo chí gây xúc động mạnh mẽ về chủ đề này. Bức ảnh thể hiện niềm tin của Việt Nam quyết tâm thực hiện lời căn dặn của Bác: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
Trong bức ảnh, bộ đội trèo đèo xuyên hẻm núi có những tia nắng lọc qua sương mờ rọi lên vai, lên núi, lên ba lô con cóc, âm thầm nối dòng người vào Nam chiến đấu. Bức ảnh có tựa đề bằng câu thơ của Tố Hữu: "Xẻ đọc Trường Sơn đi cứu nước". Ảnh và thơ nhập hồn với nhau, bức ảnh đó đã đưa lại cho nhà nhiếp ảnh Lê Minh Trường Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2006. Dù chiến tranh đã đi qua, thời gian đã lùi xa, nhưng bức ảnh vẫn để lại dấu ấn về một thời gian khó, hào hùng.
Nhà nhiếp ảnh Lê Minh Trường là phóng viên TTXVN có mặt trong ngày giải phóng Đông Hà và thị xã Quảng Trị, mười hai ngày đêm B52 đánh phá Hà Nội và sau đó cùng những phóng viên khác của TTXVN lên đường chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ông cùng hàng chục phóng viên ảnh và tin theo cánh quân giải phóng vùng Tây Nam bộ. Ước nguyện được ghi lại giây phút lịch sử của dân tộc đã đến với “người chiến sĩ nhiếp ảnh” của TTXVN.
Tháng 4/1975, trong trận đánh Dinh Độc lập, các phóng viên Tổ mũi nhọn của Việt Nam Thông tấn xã bám sát Quân đoàn 2 tiến vào dinh lũy cuối cùng của Chính quyền Sài Gòn. Cùng với mũi thọc sâu của Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe tăng 203, Tổ mũi nhọn của Việt Nam Thông tấn xã là những người có mặt sớm nhất tại Dinh Độc lập ngay trưa 30/4/1975 và có những tư liệu đầu tiên và chân thực, mang tính lịch sử về sự kiện này. Bức ảnh “Xe tăng Quân giải phóng đánh chiếm Dinh Độc lập ngày 30/4/1975” do nhà báo Trần Mai Hưởng ghi được đã tái hiện giây phút lịch sử của đất nước và vẫn luôn được nhắc nhớ đến mãi bây giờ.
Kể lại khoảnh khắc lịch sử mà ông là một trong những phóng viên của TTXVN may mắn được làm nhân chứng, nhà báo Trần Mai Hưởng vẫn rưng rưng: “Rạng sáng ngày 30/4, mũi đột kích tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn. Chúng tôi qua cầu xa lộ lớn trên sông Đồng Nai từ sớm. Mệnh lệnh truyền xuống: Vừa đánh vừa tiến vào trung tâm. Những ổ kháng cự nhỏ hai bên đường vẫn bắn ra. Nhiều đoạn trên xa lộ, chiếc xe nhỏ của chúng tôi áp vào sườn xe tăng, lúc bên phải, lúc bên trái để tránh đạn bắn thẳng. Mục tiêu là Dinh Độc lập. Từng đoàn xe nối đuôi nhau. Xe tăng dẫn đầu, rồi đến xe thiết giáp, xe chở bộ binh. Pháo 130 ly bắn yểm trợ dọc hai bên đường...
Những đám khói đen đặc cuộn lên. Có đoạn, xe tăng phải hạ nòng bắn thẳng vào tàu chiến của quân Sài Gòn đang rút chạy. Xe chúng tôi lao về phía Dinh Độc lập. Người lái xe lúng túng vì thành phố quá lớn và có rất nhiều ngả đường. Sau mấy lần được chỉ dẫn, chúng tôi cũng đến nơi. Những chiếc xe tăng đi đầu đã đến đó trước ít phút. Cánh cửa sắt của Dinh Độc lập đã bị hất tung. Vừa vào trong Dinh, tôi và phóng viên nhiếp ảnh Vũ Tạo nhảy ra khỏi xe thì thấy một chiếc xe tăng trong đội hình thọc sâu tiến qua cổng chính của Dinh.
Tôi đưa máy ảnh lên ghi lại hình ảnh tuyệt vời đó. Đấy chính là bức ảnh “Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập trưa 30/4/75” mà sau đó được sử dụng rộng rãi và trở thành một biểu tượng quen thuộc của Đại thắng Mùa Xuân cho đến ngày nay. Xe tăng trong ảnh mang số hiệu 846, là xe thứ tư trong đội hình thọc sâu gồm 7 chiếc xe tiến vào Dinh Độc lập buổi trưa lịch sử ấy.”
Cũng phản ánh giai đoạn chiến tranh ác liệt, bộ ảnh được Giải thưởng Hồ Chí Minh của cố nhà báo, liệt sỹ Lương Nghĩa Dũng “Những khoảnh khắc để lại”, gồm 5 tác phẩm: “Lửa vây máy bay Mỹ”, “Nữ pháo binh Ngư Thủy”, “Đưa xe tăng vào trận địa”, “Xốc tới” và “Đánh chiếm cứ điểm 365”. Bên cạnh giải thưởng trên, tác giả Lương Nghĩa Dũng còn được trao Giải thưởng nhà nước năm 2007 cho tác phẩm “Đấu pháo ở Dốc Miếu”.
Bộ ảnh cho người xem thấy tinh thần quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta, đặc biệt là các chiến sỹ ngoài mặt trận. Đây là những khoảnh khắc bi tráng, khốc liệt, nóng hổi và rợn người trên các chiến trường, và cũng là những hình ảnh cho thấy sự dũng cảm, nhạy bén của nhà báo, dám lăn xả vào cuộc chiến, bám sát mục tiêu để ghi lại những hình ảnh chân thực trong chiến tranh, mà quên đi bom đạn đang bủa vây quanh mình.
Trong đó, bức ảnh “Lửa vây máy bay Mỹ” cho thấy trận địa pháo cao xạ 100 ly đang nhả đạn vào máy bay phản lực Mỹ trên bầu trời tỉnh Hải Dương ngày 4/7/1967. Sự dữ dội của trận đánh thể hiện đậm nét ở đầu nòng pháo, lửa đạn sáng rực bung ra từng cụm khói khổng lồ vừa trắng, vừa đen. Đây là khẩu đội 2, phân đội 174 pháo cao xạ Hải Dương. Phía sau khẩu đội này là cả trận địa đồng loạt nổ súng, những quầng lửa, những đụn khói cuồn cuộn dâng cao.
Cùng chung ký ức với bối cảnh chụp bức ảnh “Nữ pháo binh Ngư Thủy” của nhà báo, liệt sỹ Lương Nghĩa Dũng, nhà báo, nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành kể lại: Cả đại đội Nữ pháo binh đang nghỉ trưa, anh Dũng và tôi mắc võng nằm trong nhà công sự rộng chừng 40 - 50m2, sâu dưới bờ cát khoảng một mét rưỡi. Bỗng hồi kẻng báo động vang lên. Các cô gái từ trong hầm kèo lao ra ụ pháo, nhiều cô không kịp đội mũ sắt cũng lao vào nạp đạn. Và Lương Nghĩa Dũng chụp được bức ảnh này.
Với tác phẩm “Đánh chiếm cứ điểm 365”, trận mở màn phải thắng là quyết tâm của bộ đội. Trận mở màn phải có ảnh là tâm nguyện của Lương Nghĩa Dũng. Anh đề nghị với lãnh đạo chiến dịch cho mình bám sát mũi tấn công. Bởi vậy, khi thấy ba chiến sĩ lao lên cửa lô cốt trong khói đạn mù mịt, anh đã nhanh chóng lấy được khuôn hình chuẩn xác và bấm máy. Đây là thời điểm gay cấn nhất, trong bắn ra, ngoài bắn vào. Bức ảnh thể hiện rõ nét sự dũng cảm tuyệt vời của người lính xung kích, đồng thời cũng cho thấy sự quả cảm xả thân của người chụp ảnh.
Cũng trong giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc, trong 2 tác phẩm nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996 của nhà báo Lâm Hồng Long, tác phẩm “Bác bắt nhịp bài ca kết đoàn” của nghệ sỹ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long chụp ngày 3/9/1960, trong đêm Dạ hội nhân dân thủ đô mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III là một điểm nhấn không thể nào quên. Bức ảnh có bố cục chặt chẽ, vừa có tính khái quát cao vừa có những chi tiết sinh động, làm nổi bật chân dung vị lãnh tụ vĩ đại mà vô cùng giản dị, ung dung tự tại.
Bác không chỉ là người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng năm ấy mà còn là người "nhạc trưởng" vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.
Trong lịch sử 76 năm xây dựng và cống hiến của Thông tấn xã Việt Nam, hàng trăm phóng viên tin, ảnh, điện báo viên, nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã hiến dâng tuổi thanh xuân, để những dòng tin, bức ảnh về sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập - hòa bình - tự do của Tổ quốc, lan tỏa khắp trong nước và thế giới. Không chỉ là người chép sử, mỗi phóng viên ảnh, từng nhà báo của TTXVN tham gia vào từng dấu mốc lịch sử của đất nước, từng sự kiện lớn bằng sự quả cảm, không tiếc cả máu xương.
“Trận Phố Ràng” là tên bức ảnh thời kỳ đầu, sau đổi thành "Xung phong”. Tác phẩm mang tính sử thi; ghi nhận chiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Phố Ràng của Tiểu đoàn 11, Sư đoàn 308 tháng 6/1949.
Bằng ống kính có tiêu cự trung bình, chụp với tốc độ chậm vừa phải, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Tiến Lợi áp sát, chụp cận cảnh một chiến sĩ chân đất, đầu đội mũ nan, với cành lá ngụy trang, súng trong tay, lưỡi lê tuốt trần đang băng qua xác giặc. Hình ảnh rung nhòe trước ống kính thật sinh động. Hậu cảnh là khói lửa và các chiến sĩ ta tiếp tục xông lên phía trước.
Nghệ sĩ Nguyễn Tiến Lợi từng nhớ lại: "Ðây là tấm ảnh ghi lại đợt xung phong lần thứ 11 của quân ta..." . Giữa chiến sự ác liệt giữa ta và địch, người nghệ sĩ cầm máy ảnh Nguyễn Tiến Lợi cũng là chiến sĩ xung kích dũng cảm phi thường.
Nhà văn Nguyễn Ðình Thi nhận xét: "Trận Phố Ràng" của Nguyễn Tiến Lợi mới là hiện thực 100%; hiện thực một cách sinh động, đầy sức thuyết phục".
Trận Phố Ràng được chụp từ năm 1949, mang giá trị lịch sử sâu sắc, được tuyển chọn và in trong Tuyển tập "Ảnh Việt Nam thế kỷ XX".
Tác phẩm "Hiên ngang" (còn có tên Gan thép) ra đời năm 1967, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ của ảnh chiến sự từ “ảnh tĩnh” sang “ảnh động”, từ ảnh “sẵn sàng chiến đấu” sang ảnh “đang chiến đấu” khi còn nguyên màu lửa, mùi khói trong bức ảnh.
Những người lính đã áp đảo bom đạn, làm chủ trận địa. Và người cầm máy ảnh cùng chung chiến hào, cùng chung số phận với những người cầm súng. Họ gắn bó với nhau, dũng cảm như nhau, sẵn sàng hy sinh vì tương lai của đất nước.
Sau này, nhà nhiếp ảnh Vũ Tạo kể lại về giây phút ông chụp ảnh: “Bom nổ dữ dội, nhưng lính cao xạ cứ thản nhiên như không, khiến mình cũng lỳ hơn. Tiếng bom vừa phát ra, mặt đất rung lên, mình liền ghì chặt máy ảnh vào trán, “nín thở, bóp cò!” đúng yếu lĩnh như bắn súng trường mà thầy Văn Phú dạy. Nhờ vậy, ảnh nét căng và không bị chao mờ”.
“Thầy Văn Phú” mà nhà nhiếp ảnh Vũ Tạo nhắc đến là phóng viên Nguyễn Văn Phú, là phóng viên ảnh thời chống Pháp, tập kết ra Bắc thuộc lớp phóng viên đầu tiên khi thành lập Phân xã Nhiếp ảnh Việt Nam Thông tấn xã (1957). Những năm chiến tranh, ông Nguyễn Văn Phú làm việc tại Phòng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Việt Nam Thông tấn xã, từng giảng dạy các lớp nhiếp ảnh thời chiến cho cả chiến trường miền Nam, trong đó có các học viên Vũ Tạo, Lương Nghĩa Dũng, Hứa Kiểm, Lâm Tấn Tài, Nguyễn Đặng...
Trưởng thành trong lửa đạn, sống chết cùng quân dân, Dương Thanh Phong là tác giả của hàng trăm tấm ảnh quý, cũng là tấm gương sáng về sự dũng cảm, vượt mọi gian khó để hoàn thành nhiệm vụ...
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ở tuổi thanh xuân, phóng viên Dương Thanh Phong lăn lộn trên những vùng “đất lửa”, đặc biệt gắn bó với Củ Chi đất thép, và bà con cô bác, đồng đội của ông ở đây đã và mãi mãi trìu mến nhớ đến “Hai Hình” - người phóng viên ảnh của Thông tấn xã Giải phóng chuyên trách đặc khu Sài Gòn - Gia Định.
Bộ ảnh “Từ ngục tối thắng lợi trở về” của nhà báo, nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành đặc tả những khoảnh khắc cao trào nhất của niềm vui, cảm xúc vỡ òa của những người tù cách mạng khi được trở về với quê hương, gia đình, đồng đội…
Bộ 4 bức ảnh về một sự kiện diễn ra trên đất Gio Linh lịch sử những ngày đầu thi hành Hiệp định Paris. Tầm vóc của sự kiện Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút quân xâm lược về nước, mở đường cho chiến thắng hoàn toàn của dân tộc mùa xuân 1975 đã có không ít bài viết, hình ảnh thể hiện.
Nhưng với nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, hàng triệu người Việt Nam đã hy sinh. Hàng chục nghìn chiến sĩ cách mạng bị tù đày. Ông chọn những khoảnh khắc đầy ý nghĩa sau chặng đường gần ba mươi năm máu lửa - khi những người tù cách mạng được trở về với tự do, với sự sống, với hòa bình.
Bối cảnh thể hiện bộ ảnh - phóng sự “Từ ngục tối thắng lợi trở về” là dòng sông Thạch Hãn. Từ trên xuồng của đối phương, những người tù cách mạng mình trần, quần xà lỏn ào xuống dòng sông. Bờ bên này, những người lính, những bác sĩ quân y của ta cũng ào ra. Nước tung bọt trắng xóa... Tất cả cùng ùa đến cái giây phút hạnh phúc nhất. Giây phút của hòa bình. Giây phút của tự do. Giây phút ta lại gặp ta.
Nói về những năm tháng tay máy, tay súng tác nghiệp trong khói lửa chiến tranh, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành - nguyên Trưởng Ban biên tập Ảnh - TTXVN kể rằng ông không thể quên được trận B52 đầu tiên tại xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh, khi đó máy bay B52 của Mỹ rải bom kéo dài hàng cây số, tất cả làng xã tan hoang. Ông và nhà báo, liệt sỹ Lương Nghĩa Dũng khi đó ở trong tọa độ bom, nhà báo Lương Nghĩa Dũng chụp ảnh pháo cao xạ ở vòng ngoài.
“Lo tôi trúng bom, anh hớt hải chạy về, nhảy từ miệng hố bom này sang miệng hố bom khác, lớn tiếng tìm gọi. Lúc thấy tôi lành lặn, anh ôm chầm lấy, mừng ra mặt. Nhưng buông tay, anh giục luôn: Đi thôi, chụp khắc phục hậu quả! Chưa hết bàng hoàng, nghe anh nói như ra lệnh, tôi bừng tỉnh, liền rảo bước theo và thầm nể phục anh, nhà báo lính trận, nhanh nhạy, tháo vát, không bỏ lỡ thời cơ ghi hình”, ông nói.
Tác phẩm “Mẹ con ngày gặp lại” của nhà báo Lâm Hồng Long, chụp ngày 6/5/1975 tại Rạch Dừa, Vũng Tàu, ghi lại khoảnh khắc người mẹ gặp lại con trai (tử tù Côn Đảo) trở về sau ngày miền Nam được giải phóng. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng của ngày thống nhất đất nước. Những giọt nước mắt của người mẹ già và người con trai tưởng đã phải chết, nhờ giải phóng mà trở về đã gây xúc động và ấn tượng sâu sắc cho người xem cho đến mãi về sau.
Theo nghệ sĩ Lâm Hồng Long kể lại, đó là bức ảnh mẹ con cụ Trần Thị Bính, quê ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành (Bến Tre). Được tin có chuyến tàu chở 36 tử tù từ Côn Đảo về đất liền cập bến Rạch Dừa (Vũng Tàu), ông đã tìm tới để ghi lại sự kiện này. Đang đứng trước cổng khu nhà nơi đoàn nghỉ, chợt ông nghe thấy tiếng kêu của một bà má: "Má cứ tưởng con chết rồi...". Ông vội quay ra thì thấy một bà mẹ già người Nam Bộ đang ôm choàng người con trai tử tù của mình, nghẹn ngào. Cảm động trước tình mẫu tử, nhà nghệ sĩ nhanh tay bấm máy. Ông ý thức rất rõ, đây là một khoảnh khắc đáng lưu nhớ và không dễ gì lặp lại.
Có lẽ sẽ chẳng mấy người biết đến Lê Văn Thức (tên người tử tù trong bức ảnh) nếu không có bức ảnh nổi tiếng đó. Sau này, anh Thức nhớ lại: Hôm đó, vào khoảng 9, 10 giờ sáng, có người gọi tôi ra trại tiếp tân để gặp gia đình. Có lẽ khi đó gia đình chúng tôi đến sớm nhất nên tất cả anh em tử tù đều kéo hết ra ngoài cổng. Sau bao năm cách biệt tưởng không còn gặp lại, mẹ con mừng quá chỉ ôm nhau khóc. Lúc đó có thấy anh phóng viên chụp hình nhưng chúng tôi không để ý. Mãi sau này tôi mới biết anh ấy là phóng viên của TTXVN.
Với Lê Văn Thức, bức ảnh "Mẹ con ngày gặp lại" đã góp phần trả lại sự công bằng cho anh. Sau khi được TTXVN phát đi, tới năm 1991, bức ảnh được Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế họp tại Tây Ban Nha trao bằng Tuyên dương danh dự. Bức ảnh bắt đầu được báo chí trong nước nói đến nhiều. Bấy giờ, Lê Văn Thức đang gặp rắc rối trong công việc. Với lý lịch "thiếu úy Ngụy", kể từ ngày hòa bình trở về, anh không được bố trí công tác mới. Mãi sau này, khi một cán bộ công tác ở UBND huyện Châu Thành (Bến Tre) đọc được những bài báo viết về nhân vật trong bức ảnh "Mẹ con ngày gặp lại", đã tìm đến nhà anh Thức phỏng vấn và viết bài đăng báo. Đến lúc ấy, nhiều người ở địa phương mới biết đến các hoạt động trong quá khứ của Lê Văn Thức và các cơ quan chức năng vào cuộc để rồi công nhận những đóng góp, hy sinh của anh cho sự nghiệp cách mạng.
Giá trị nhân văn vẫn xuyên suốt những bức ảnh, tác phẩm của phóng viên TTXVN mà chùm ảnh “Giải cứu thành công 12 công nhân bị nạn ở hầm thủy điện Đạ Dâng” là một điển hình tiêu biểu ở thời hiện tại.
Khoảng 7 giờ sáng 16/12/2014, một đoạn đường hầm thuỷ điện đang thi công thuộc công trình thủy điện Đa Dâng - Đachơmo, thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ bị đổ sập, 12 công nhân đang trong đường hầm bị cô lập hoàn toàn. Ngay khi xảy ra sự cố, các phóng viên CQTT tại Lâm Đồng đã có mặt tại hiện trường, đưa thông tin ban đầu, rồi thông tin về các hoạt động cứu hộ, cứu nạn cũng như các diễn biến và tình hình sức khoẻ của các nạn nhân.
Trước những yêu cầu cấp bách về thông tin mang tính thời sự cập nhật, các phóng viên CQTT Lâm Đồng đã bất chấp những khó khăn nguy hiểm, xâm nhập vào sâu trong đường hầm để ghi lại những thước phim, hình ảnh có giá trị. Họ may mắn tiếp cận được bên trong đường hầm, dùng cả máy quay lẫn máy ảnh, ghi lại được những hình ảnh quý giá về việc gia cố đường hầm, vận chuyển thiết bị cứu hộ, chuyển thức ăn, sữa uống cho các nạn nhân bị mắc kẹt thông qua đường ống của mũi khoan đầu tiên...
Sau 81 giờ nhóm công nhân bị nạn phải sống trong bóng tối và sự sợ hãi cùng điều kiện vô cùng khắc nghiệt, cũng là ngần ấy thời gian hàng ngàn người dồn sức để giải cứu họ, 16 giờ 30 phút chiều 19/12/2014, với sự nỗ lực cao nhất của các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, 12 công nhân bị mắc kẹt đã được giải cứu thành công.
Nhà báo Dương Giang nhớ lại: “Mọi việc diễn ra đúng như dự đoán của tôi. Việc đưa 12 nạn nhân ra khỏi hầm diễn ra rất nhanh chóng, nếu không chụp nhanh thì cơ hội sẽ bị bỏ lỡ ngay, nên ngay sau khi một số nạn nhân đã được đưa đến nơi sơ cứu, tôi trèo lên máy xúc, lên xe chuyên dùng để ghi thêm những hình ảnh ở góc độ khác. Tôi thấy may mắn vì trong giờ phút cao trào, đầy ý nghĩa, tôi đã kịp chớp thời cơ ghi lại những hình ảnh xúc động về cuộc giải cứu mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc này.”
Trong dòng các sự kiện lớn của đất nước, vẫn có bức ảnh mà dù người phóng viên TTXVN không chụp được cũng vẫn khiến người xem nghẹn lòng.
Ngày 31/10/2020, mạng xã hội lan truyền bức ảnh một nam phóng viên tuổi trung niên đang ôm máy quay khóc nghẹn ngào với nội dung: "Người phóng viên của TTXVN quay máy đi chỗ khác, anh nghẹn khóc khi một em bé được đưa ra từ bùn đất".
Bức ảnh trên do phóng viên Hoàng Thế Lực, công tác tại Báo điện tử Chính phủ ghi lại khi đang cùng nhân vật tác nghiệp tại hiện trường sáng 30/10. Nhân vật trong bức ảnh là nhà báo Đoàn Hữu Trung, công tác tại TTXVN khu vực Quảng Nam. Anh cùng phóng viên Hoàng Thế Lực và nhiều phóng viên, nhà báo đến tác nghiệp tại khu vực tìm kiếm các nạn nhân mất tích ở thôn 1, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My).
Tại hiện trường, bùn đất sạt lở kinh hoàng. Lực lượng công binh cũng như phóng viên phải đạp lên từng tấm ván gỗ, khúc cây để tránh bị sụt lún. Không ai bảo ai, mọi người đều bước đi nhẹ nhàng vì không biết chắc được các nạn nhân đang ở đâu dưới lớp bùn đất sâu kia.
"Lúc mọi người kéo lên một em bé từ trong lớp bùn đất, sình lầy, anh Trung dừng máy quay, hướng ống kính đi chỗ khác rồi bật khóc nức nở. Anh quá xúc động...! " - người chụp ảnh chia sẻ về khoảnh khắc đầy xúc động, và nhân văn - giây phút hiếm hoi người phóng viên TTXVN hạ máy.
Trong các cuộc kháng chiến thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các phóng viên của TTXVN đã có mặt ở mọi lúc, mọi nơi, ghi lại bằng hình ảnh những khoảnh khắc tiêu biểu. Tiếp lửa cống hiến của các thế hệ đi trước, những phóng viên của giai đoạn hiện nay luôn nỗ lực để để viết tiếp những trang sử vẻ vang của Ngành, để mỗi sản phẩm thông tin đã trở thành danh xưng đầy tự hào dòng tin TTXVN.
Bài: Lê Sơn, Tư liệu TTXVN Ảnh: TTXVN Trình bày: Tuệ Thy