– Địa chỉ: 337 Nguyễn Văn Linh, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Bãi xe tại khách sạn Vin Pearl. – Số điện thoại: 0292 3 65 65 65

Số điện thoai Taxi Mai Linh Cần Thơ

– Địa chỉ: 337 Nguyễn Văn Linh, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Bãi xe tại khách sạn Vin Pearl.

là một hãng xe lâu đời và uy tính tại Cần Thơ. Khi du khách đi đến vùng đất Tây Đô sẽ không khó bắt gặp hình ảnh của những chiếc xe với màu xanh đặt trưng. Chính vì sư tiện lợi và phổ biến, hãng xe này vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách và cả người dân địa phương. Hiện nay, khách hàng có thể liên hệ qua số hotline tổng là

để được tư vấn và đặt xe ngay lập tức. Hãng xe này chiếm thị phần cao trong thị trường xe taxi. Xe taxi của hãng này ngày càng được nâng cao về chất lượng và cả số lượng.

– Địa chỉ: Khu dân cư Số 9, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

* Lưu ý: Bạn có book xe taxi Khánh Cường ngay tại sân bay quốc tế Cần Thơ hoặc bến xe Cần Thơ

– Taxi Khánh Cường vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên khi nhắc đến giá rẻ. Đây là ưu thế đầu tiên của hãng xe này. Xe mới, dịch vụ tốt, chưa dừng lại ở đó. Hãng xe Khánh Cường còn được nhắc đến với giá cả tiết kiệm.

– Địa chỉ: Lô 3A, Đường Quang Trung, KDC Hưng Phú 1, Phường Hưng Phú, Q. Cái Răng

– Hãng xe taxi Cần Thơ hay còn được biết đến với tên gọi Taxi Mekong. Vị trí ngày trung tâm thành phố Cần Thơ vì thế sẽ rất nhanh chóng di chuyển đến địa điểm đón khách. Phương tiện di chuyển trang bị đầy đủ các tiện ích như điều hòa, wifi, ghế ngồi tự. Chất lương dịch vụ của hãng xe này vẫn giữ nguyên và ngày càng được tối ưu hơn. Khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn khi lựa chọn khi đặt xe tại hãng này với xe 4 chỗ và xe 7 chỗ. Mỗi hãng xe sẽ có những màu sắc đặc trưng riêng, ở hãng xe này có màu trắng.

– Địa chỉ: Căn hộ lô số 22, Công Ty 622, Đường Nguyễn Đệ, P. An Thới, Q. Bình Thủy

Ngoài xe Mai Linh, thì hãng xe Vinasun chiếm thị phần khá cao trên thị trường. Thú vị hơn, hãng xe này cũng có màu sắc nhận diện là màu trắng. Ngoài ra, xe này còn có điểm nhấn màu xanh rêu ở thân xe, giúp quý khách phân biệt được với các hãng xe khác.

– Địa chỉ: Hẻm 3T2, Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều

– Với đôi ngữ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, đây sẽ là lựu chọn ưu tiên cho quý khách hàng đến du lịch Cần Thơ trong mùa du lịch. Di chuyển an toàn nhanh chóng đến các điểm du lịch như Cồn Sơn, Bến Ninh Kiều, Nhà Cổ Bình Thủy,… Liên hệ vào số điện thoại taxi quý khách sẽ nhanh chóng tìm được xe phù hợp với nhu cầu di chuyển. Hơn thế nữa chính là chất lượng dịch vụ hàng đầu, uy tính, an toàn, xe đời mới, tài xế chuyên nghiệp, cước phí phù hợp.

– Địa chỉ: 60A, Đường 3/2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều

– Yếu tố quan trọng trong chất lượng dịch vụ của hãng taxi là tài xế. Tài xế có kiến thức về địa phương, biết đường đi tốt, và có thái độ lịch sự và chuyên nghiệp. Nghe đến tên gọi thôi, chắc hẳn quý khách đã biết hãng xe này hướng đến tiêu chuẩn gì. Đó chính là hãng xe hướng đến môi trường. Ngày nay, môi trường dường khi là vấn đề đáng quan tâm của xã hôi. Ngoài ra ưu tiêu hàng đầu của hãng xe này chính là khách hàng, chuyến đi của khách hàng.

– Số điện thoại taxi: 0297 377 7777

– Mỗi nhà xe sẽ có những giá trị và sứ mệnh khác nay. Taxi Happy nổi danh là hãng xe taxi chất lượng, an toàn. Đặc biệt nhất chính là họ luôn hướng đến niềm vui của khách hàng. Với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, nhiệt thành. Mỗi khi tiếp xúc với khách hàng, họ sẽ mang đến nụ cười đầu tiền như tên của họ. Các loại xe phục vụ khách hàng luôn trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như máy điều hòa, wifi,… để có thể mang đến một chuyến đi thật sự vui vẻ và an toàn.

– Số điện thoại taxi: 0292 3 814 814

– Khác với đại đa số các hãng xe taxi trên thị trường chú trọng về giá cả. Hãng xe VIP quan trọng hơn hết về trải nghiệm khách hàng. Họ hướng đến nhóm khách hàng có yêu cầu cao trong chất lượng phục vụ, phương tiện, tài xê cao cấp hơn. Vì thể đội ngũ nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng đòi hỏi rất cao về nghiệp vụ cũng như thái độ. Tuy vậy, đảm bảo sự an toàn vẫn là ưu tiên hàng đầu của tất cả các hãng xe. Quý khách chỉ cần liên hệ số điện thoại taxi hotline 0292 3 814 814 để được tư vấn

– Số điện thoại taxi: 0292 3 79 79 79

– Taxi Hoàng Anh luôn không ngừng nỗ lực để phát triển dịch vụ, nhằm mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm di chuyển tốt nhất. Với sự lãnh đạo của đội ngũ có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về thị trường và luôn quan tâm đến khách hàng, Hoàng Anh Group đã bước chân vững chắc trên thị trường sau hơn một thập kỷ hoạt động. Khách hàng đánh giá cao chất lượng dịch vụ và ghi nhớ tên của hãng trong lòng.

– Số điện thoại taxi: 0292 3 688 688

– Hãng xe này được thành lập vào năm 2007. Đã không còn quá xa lạ với khách hàng, với màu sắc đặc trưng màu sắc tươi sáng xanh và vàng. Hãng xe này chuyên các dịch vụ taxi như: Taxi nội thành, Taxi trả sau, Taxi Coupon, Taxi thuê tháng, Taxi đưa đón khách sân bay, Taxi đi tỉnh,… quý khách có thể liên hệ hotline để được tư vấn chi tiết hơn. Hãng taxi này phục vụ khách hàng từ Bắc đến Nam, từ thành thị đến nông thôn, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng. Khách hàng đa dạng, từ doanh nghiệp đến ngôi sao giải trí, từ gia đình nhỏ đến lớn, đều đã trải qua và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của Taxi Hoàng Long.

Mỗi hành trình mỗi trải nghiệm, Taxi Hoàng

– Địa chỉ: P. An Thới, Q. Bình Thủy – Điện thoại: 0292 3 827 827.

– Giá trị cốt lỗi đã Vina công bố với khách hàng “Ước mơ của chúng tôi là mang lại cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất và thỏa mãn nhất.”. Thật vậy, hãng xe này vẫn đang hướng đến các giá trị cao đẹp này. Đặc biệt là đối với khách hàng, họ luốn hướng đến sự tin tưởng và tin yêu của khách hàng. Taxi Vinasa ngày càng phát triển từ chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng, đôi ngũ nhân viên. Nhằm mang đến những chuyến đi an toàn và chất lượng.

– Địa chỉ: Số 147B3, Khu Vực 8, Phường Hưng Phú, Quận Cái Răng, Cần Thơ

– Số điện thoại: 02926 552 552 hoặc 0988 616 624

Chất lượng dịch vụ không chỉ liên quan đến giá cả, nhưng giá phải hợp lý với chất lượng được cung cấp. Hãng taxi nên cân nhắc giữ cân bằng giữa chất lượng và giá để thu hút khách hàng. Với đội ngũ tài xế chuyên nghiệp và thân thiện, mang đến sự an toàn và niềm tin cho hành khách. Các hãng taxi này đáp ứng đa dạng nhu cầu di chuyển với các dịch vụ như taxi thông thường, taxi riêng, taxi hợp đồng và dịch vụ đón tiễn sân bay. Nếu bạn có nhu cầu đi du lịch ở Cần Thơ thì hãy liên hệ ngay các số hotline trên nhé!

Nếu bạn đi gia đình lớn thì tốt nhất là bạn có thể tham khảo dịch vụ thuê xe ở Cần Thơ để thoải mái hơn. Ngoài các hãng taxi Cần Thơ kể trên, bạn có thể book grab taxi hay grab bike để tiết kiệm tiền hơn.

Chúc quý khách có chuyến đi vui vẻ và an toàn trên vùng đất “Tây Đô”!

Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Hậu Giang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên gồm:

- Địa chỉ: Số 151, đường 3 tháng 2, phường 5, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

- Điện thoại: 0293.3878.368 - 0293.3876.279

- Trạm giao dịch tại thành phố Cần Thơ:

+ Địa chỉ: Số 606, đường 30 tháng 4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ  + Điện thoại: 02923.740.344 - Fax: 02923.820.049

- Trạm giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh:

+ Địa chỉ: Số 125B, đường Trần Bình Trọng, phường 2, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh  + Điện thoại/fax: (028)3.924.1680

- Đảng bộ Công ty: 52 đảng viên. Đảng ủy có 5 đồng chí (4 nam, 1 nữ)

- Công đoàn cơ sở: 85 công đoàn viên. BCH Công đoàn có 5 đồng chí (3 nam, 2 nữ)

- Đoàn Thanh niên: 13 đoàn viên. BCH Chi đoàn có 3 đồng chí (2 nam, 1 nữ)

Ban hành Quy chế về trường giáo dưỡng

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế về trường giáo dưỡng".

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây với Nghị định này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

(Ban hành kèm theo Nghị định số 33/CP ngày 14/4/1997 của Chính phủ)

1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính buộc những người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này phải học văn hoá giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường.

2. Đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

a. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có các dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự;

b. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có các dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa;

c. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa.

3. Thời hạn đưa vào trường giáo dưỡng từ sáu tháng đến hai năm.

1. Trường giáo dưỡng là nơi chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy chế này.

2. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, dạy văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và tổ chức lao động phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp đỡ học sinh sửa chữa những vi phạm của mình, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ để trở thành những công dân lương thiện, có ích cho xã hội.

3. Tổ chức và hoạt động của trường giáo dưỡng phải tuân theo các quy định của pháp luật và Quy chế này.

1. Việc áp dụng biện pháp đưa người chưa thành niên có hành vi phạm pháp luật vào trường giáo dưỡng phải bảo đảm đúng người, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Quy chế này.

2. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của học sinh trường giáo dưỡng.

Điều 4. Kinh phí cho việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của trường giáo dưỡng do ngân sách nhà nước cấp.

Điều 5. Trường giáo dưỡng được trực tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất của Uỷ ban nhân dân địa phương, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện, cá nhân trong nước, cá nhân và tổ chức nước ngoài để tổ chức dạy văn hoá, hướng nghiệp và dạy nghề, mua sắm đồ dùng học tập và sinh hoạt cho học sinh.

CHƯƠNG II THỦ TỤC ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

1. Đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật cần đưa vào trường giáo dưỡng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơi người đó cư trú, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp huyện).

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm tra, làm văn bản đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).

2. Đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật, lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp người đó do cơ quan Công an cấp huyện hoặc tỉnh phát hiện, lập biên bản vi phạm thì cơ quan Công an phải tiến hành xác minh, làm báo cáo gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét lập hồ sơ đề nghị hoặc quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.

3. Đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật do cơ quan Công an cấp huyện hoặc tỉnh trực tiếp thụ lý trong các vụ án hình sự, qua điều tra thấy chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng thuộc diện đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quy chế này, thì cơ quan Công an thụ lý vụ án đó báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp xét lập hồ sơ đề nghị hoặc quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tập hợp, xem xét, lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gồm có:

Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó;

Các biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có);

Nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ, Ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em ở cơ sở, của cha mẹ hoặc người giám hộ;

Báo cáo, đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện.

5. Cơ quan Công an có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.

Điều 7. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp kinh phí xây dựng nơi tạm giữ hành chính, tiền ăn cho những người không có nơi cư trú nhất định nói tại khoản 2 Điều 6 và những người nói tại khoản 3 Điều 6 có khả năng bỏ trốn trong quá trình lập hồ sơ chờ quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc chờ đưa vào trường giáo dưỡng, chỉ đạo các ngành hữu quan tổ chức quản lý chặt chẽ các đối tượng này.

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn để xét duyệt hồ sơ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Hội đồng tư vấn gồm đại diện lãnh đạo cơ quan Công an, Sở Tư pháp, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em cấp tỉnh. Đại diện lãnh đạo cơ quan Công an là thường trực Hội đồng tư vấn.

3. Thành viên Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp kinh phí cho Hội đồng tư vấn hoạt động.

1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Hội đồng tư vấn.

2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn phải họp để xét duyệt hồ sơ.

1. Thường trực Hội đồng tư vấn có trách nhiệm chuẩn bị và chủ trì phiên họp; phiên họp của Hội đồng tư vấn có đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự. Hội đồng tư vấn họp xét duyệt và biểu quyết từng trường hợp đưa vào trường giáo dưỡng. Căn cứ vào ý kiến và đa số phiếu của các thành viên trong Hội đồng tư vấn, thường trực Hội đồng tư vấn kết luận về từng đối tượng; phiên họp của Hội đồng tư vấn phải lập biên bản; trong biên bản phải ghi rõ ý kiến phát biểu của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân.

2. Thường trực Hội đồng tư vấn có trách nhiệm làm văn bản (có gửi kèm theo biên bản họp Hội đồng tư vấn) trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và quyết định.

Điều 11. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng tư vấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng.

Điều 12. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được đưa vào trường giáo dưỡng; lý do; điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành.

Trong quyết định phải ghi rõ quyền khiếu nại tố cáo của người được đưa vào trường giáo dưỡng, nơi và thời hạn khiếu nại. Giải quyết việc khiếu nại, tố cáo của học sinh được thực hiện theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật.

1. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải được gửi cho người được đưa vào trường giáo dưỡng, cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó, cơ quan Công an cấp tỉnh và cấp xã, nơi người đó cư trú trong thời hạn năm ngày, kể từ này ra quyết định.

2. Đối với người không có nơi cư trú nhất định, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi lập hồ sơ, trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định.

1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với gia đình hoặc người giám hộ đưa người có quyết định vào trường giáo dưỡng.

2. Khi nhận được quyết định đưa người vào trường giáo dưỡng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã chỉ đạo cơ quan Công an cùng cấp có kế hoạch quản lý, giám sát người được đưa vào trường giáo dưỡng, đồng thời phối hợp với cơ quan Công an cấp tỉnh trong việc thi hành quyết định.

3. Trường hợp người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng bỏ trốn, thì Giám đốc Công an cấp tỉnh ra lệnh truy bắt, tổ chức truy bắt và đưa vào trường giáo dưỡng.

Khi phát hiện người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng bỏ trốn, mọi người có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Khi bắt giữ người nói trên, cơ quan Công an phải lập biên bản, đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ hành chính và đưa họ vào nhà tạm giữ hành chính, đồng thời báo cho cơ quan Công an cấp tỉnh đã ra lệnh truy bắt biết. Ngay sau khi nhận được thông báo, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm đến nhận người và đưa vào trường giáo dưỡng.

4. Thời hạn thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng được tính từ ngày được người giáo dưỡng bắt đầu chấp hành tại trường giáo dưỡng.

1. Người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng được hoãn thi hành quyết định khi có một trong những lý do sau đây:

a. Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

b. Gia đình có khó khăn đặc biệt như thân nhân trong gia đình bị ốm nặng mà ngoài người đó, gia đình không còn ai để chăm sóc, gia đình bị thiên tai hoặc hoả hoạn. Các trường hợp này phải có đơn đề nghị và được Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú xác nhận.

2. Khi điều kiện hoãn thi hành quyết định nói ở khoản 1 Điều này không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành; nếu thời gian hoãn đã quá nửa thời hạn ghi trong quyết định và người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật, hoặc lập công, thì có thể được miễn chấp hành quyết định.

3. Trong trường hợp nói tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, làm văn bản báo cáo (kèm các tài liệu liên quan) gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định.

4. Cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trong việc xem xét, nghiên cứu hồ sơ các trường hợp đề nghị hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định để báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

1. Khi đưa người vào trường giáo dưỡng phải có hồ sơ kèm theo, gồm:

Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;

Bản tóm tắt hành vi vi phạm pháp luật đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng;

Những tài liệu khác liên quan đến nhân thân (nếu có).

2. Khi tiếp nhận người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, phải lập biên bản giao nhận. Trường giáo dưỡng phải kiểm tra hồ sơ, căn cước và khám sức khoẻ cho người được đưa vào trường, lập hồ sơ theo dõi quá trình tiến bộ của họ và định kỳ báo cáo với Bộ Nội vụ về tình hình giáo dục học sinh của trường.

Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng gọi tắt là học sinh.

CHƯƠNG III TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

1. Trường giáo dưỡng được quản lý tối đa đến một nghìn học sinh. Căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định quy mô quản lý học sinh từng trường, địa điểm xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý trường giáo dưỡng.

2. Nếu số học sinh vượt quá quy mô của trường quy định tại khoản 1 Điều này hoặc vì lý do chính đáng khác mà phải điều chuyển học sinh từ trường giáo dưỡng này sang trường giáo dưỡng khác thì cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên của trường ký quyết định điều chuyển. Quyết định điều chuyển phải được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi học sinh cư trú và gia đình học sinh.

3. Các trường giáo dưỡng được quy hoạch, thiết kế xây dựng theo quy định thống nhất của Bộ Nội vụ.

1. Tổ chức, trường giáo dưỡng gồm có Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, cán bộ quản lý, giáo dục, dạy văn hoá, hướng nghiệp, dạy nghề, y tế, bộ phận chuyên môn, kỹ thuật, hậu cần và lực lượng cảnh sát bảo vệ.

2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định việc thành lập, giải thể hoặc tách, nhập trường giáo dưỡng; quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của trường giáo dưỡng; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường giáo dưỡng.

Điều 19. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải là người đã tốt nghiệp một trong các trường Đại học Cảnh sát, Đại học An ninh, Đại học Luật, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Sư phạm hoặc có trình độ tương đương trở lên, có kinh nghiệm quản lý, giáo dục học sinh, có phẩm chất chính trị, đạo đức và có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.

1. Cán bộ quản lý, giáo dục, dạy văn hoá, dạy nghề, cảnh sát bảo vệ của trường phải là sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, kỹ thuật được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật phù hợp, có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, yêu nghề và tận tình chăm sóc, giáo dục học sinh.

2. Những cán bộ là giáo viên của trường giáo dưỡng được hưởng các chế độ ưu đãi, phụ cấp khác dành cho cán bộ giáo dục và được phong các danh hiệu giáo dục theo quy định chung của Nhà nước.

CHƯƠNG IV CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC, HỌC TẬP, LAO ĐỘNG, SINH HOẠT, ĂN, Ở,

MẶC VÀ CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI HỌC SINH

Học sinh trường giáo dưỡng phải chịu sự quản lý, giáo dục và phân công lao động của trường.

2. Học sinh trường giáo dưỡng được chia thành đội, lớp, căn cứ vào độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, tính chất, mức độ hành vi vi phạm pháp luật của họ. Mỗi đội, lớp phải có cán bộ trực tiếp phụ trách.

3. Học sinh ra khỏi trường phải được phép và có cán bộ giáo viên của trường quản lý, hướng dẫn.

4. Ban đêm học sinh ngủ trong các phòng tập thể có khoá cửa bên ngoài và có cán bộ thường trực tại các khu ở.

Điều 22. Học sinh trường giáo dưỡng bỏ trốn, thì Hiệu trường trường giáo dưỡng ra lệnh truy bắt, tổ chức truy bắt và đưa về trường. Khi phát hiện học sinh trường giáo dưỡng trốn, mọi người có trách nhiệm báo cho cơ quan Công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Khi bắt giữ học sinh có lệnh truy bắt, cơ quan Công an phải lập biên bản, đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ hành chính và đưa họ vào nhà tạm giữ hành chính đồng thời báo cho trường giáo dưỡng biết. Ngay sau khi nhận được thông báo, trường giáo dưỡng có trách nhiệm đến nhận học sinh và đưa về trường.

1. Việc trích xuất học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng để phục vụ cho công tác điều tra, xét xử hoặc trong những trường hợp đặc biệt khác chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Lệnh trích xuất phải ghi rõ mục đích và thời hạn trích xuất. Thủ tục trích xuất do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.

2. Cơ quan có yêu cầu trích xuất chịu trách nhiệm đưa học sinh đi và trả lại trường đúng thời hạn đã ghi trong lệch trích xuất. Khi giao nhận học sinh theo lệnh trích xuất phải lập biên bản. Thời hạn trích xuất được tính vào thời hạn chấp hành quyết định tại trường.

1. Học sinh trường giáo dưỡng được học văn hoá theo chương trình chung của Nhà nước. Việc học văn hoá đối với học sinh chưa phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc. Đối với những học sinh khác thì tuỳ khả năng và điều kiện thực tế của trường mà tổ chức học tập.

2. Kinh phí dùng cho việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho mỗi học sinh hàng tháng tương đương với 3 kg gạo.

1. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi, thi vào lớp chuyên theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Số điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc giảng dạy và học tập ở trường giáo dưỡng phải theo mẫu chung thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chứng chỉ học văn hoá, học nghề trong các trường giáo dưỡng có giá trị như chứng chỉ của các trường phổ thông.

1. Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ và đạo đức của học sinh.

2. Không được sử dụng học sinh làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

3. Thời gian lao động của học sinh không được nhiều hơn thời gian học tập. Thời gian lao động và học tập trên lớp không quá bảy giờ trong một ngày. Chỉ được sử dụng học sinh làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong những trường hợp thật cần thiết và theo quy định của pháp luật lao động.

4. Kết quả lao động do học sinh làm ra được sử dụng để phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của họ.

Điều 27. Ngoài giờ học văn hoá, học nghề, lao động, học sinh được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường tổ chức.

Điều 28. Học sinh được sắp xếp ở trong các phòng tập thể. Tuỳ lứa tuổi, đặc điểm nhân thân, tính chất mức độ vi phạm pháp luật và giới tính mà sắp xếp chỗ ở cho phù hợp. Phòng ở phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích nằm tối thiểu cho mỗi học sinh là 2,5m2.

1. Mỗi học sinh có giường hoặc sàn nằm mặt bằng gỗ, có chiếu, màn. Các trường ở phía Nam mỗi học sinh được cấp một tấm đắp. Các trường ở phía Bắc, mỗi học sinh được cấp một chăn bông 2 kg, có vỏ và 1 áo ấm. Màn, chăn bông, tấm đắp ba năm được cấp một lần. Mỗi năm, mỗi học sinh được cấp 2 chiếc chiếu, 2 bộ quần áo dài, 1 bộ quần áo đồng phục, 2 bộ quần áo lót, 2 khăn mặt, 2 đôi dép nhựa, 2 bàn chải đánh răng, 1 áo mưa nilông, 1 chiếc mũ cứng. Mỗi quý, mỗi học sinh được cấp 1 tuýp thuốc đánh răng loại thông thường, 0,9 kg xà phòng.

2. Học sinh nữ được cấp thêm mỗi tháng một số tiền tương đương với 1,5 kg gạo.

1. Tiêu chuẩn ăn của mỗi học sinh trong 1 tháng quy định như sau:

Chất đốt tương đương 15 kg than.

Ngày lễ, tết học sinh được ăn thêm, nhưng không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

2. Chế độ ăn, nghỉ đối với học sinh ốm đau do y, bác sĩ chỉ định.

3. Kinh phí dùng mua thuốc chữa bệnh cho mỗi học sinh hàng tháng tương đương với 1 kg gạo.

1. Học sinh ốm được điều trị tại cơ sở y tế của trường. Trường hợp học sinh ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng điều trị tại cơ sở y tế của trường, mà gia đình có đơn bảo lãnh xin cho điều trị, chăm sóc tại nhà hoặc phải chuyển đến bệnh viện thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo, đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định (trừ trường hợp đưa đến bệnh viện để cấp cứu). Nếu sau khi cấp cứu, học sinh phải ở lại bệnh viện điều trị lâu dài, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định. Quyết định tạm đình chỉ được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng. Khi điều kiện tạm đình chỉ không còn thì học sinh phải trở lại trường giáo dưỡng để tiếp tục chấp hành quyết định. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.

2. Kinh phí chữa bệnh cho học sinh do ngân sách nhà nước cấp. Trường giáo dưỡng trực tiếp thanh toán tiền viện phí cho bệnh viện, nơi học sinh được chuyển đến để điều trị. Trường hợp gia đình bảo lãnh học sinh về điều trị tại nhà thì gia đình phải chịu toàn bộ kinh phí khám chữa bệnh.

1. Trường hợp học sinh bị chết tại trường, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo ngay cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan y tế gần nhất đến lập biên bản xác định nguyên nhân chết, có học sinh của trường làm chứng, đồng thời thông báo cho thân nhân học sinh bị chết biết. Sau 24 giờ kể từ khi thông báo mà các cơ quan nói trên và thân nhân học sinh bị chết không đến hoặc thân nhân học sinh bị chết không có khả năng đưa về mai táng, thì trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức mai táng. Kinh phí mai táng do ngân sách nhà nước cấp.

2. Trường hợp học sinh bị tai nạn, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải làm các thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn theo quy định của pháp luật.

1. Học sinh trường giáo dưỡng được gặp người thân đến thăm tại nhà tiếp đón của trường và phải chấp hành đúng những quy định về thăm gặp.

2. Học sinh được gửi, nhận thư, tiền, quà, trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ vật và các loại văn hoá phẩm bị cấm. Trường có trách nhiệm kiểm tra các gói quà trước khi trao cho học sinh. Học sinh phải gửi tiền mặt vào bộ phận lưu ký của trường và sử dụng theo quy định của trường.

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định cụ thể chế độ thăm, gặp, nhận tiền, quà, nhận và gửi thư của học sinh.

Điều 34. Khi có việc tang của thân nhân trong gia đình hoặc có trường hợp cấp thiết khác và có đơn xin bảo lãnh của gia đình, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể xét cho học sinh về nhà không quá 5 ngày, không kể thời gian đi đường.

1. Học sinh đã chấp hành được một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm thời hạn chấp hành quyết định.

2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giảm thời hạn chấp hành quyết định tại trường trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm xem xét, quyết định việc giảm thời hạn chấp hành quyết định. Quyết định giảm thời hạn được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú và gia đình học sinh.

1. Chậm nhất là mười lăm ngày trước khi hết hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú và gia đình họ biết ngày ra trường.

2. Khi hết hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận hết hạn cho học sinh, gửi bản sao giấy chứng nhận cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân huyện, nơi đề nghị và Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi học sinh cư trú.

3. Học sinh ra trường có trách nhiệm phải trả lại chiếu, chăn, màn và những đồ dùng được nhà trường cho mượn; được nhận lại tiền và đồ vật gửi lưu ký tại trường, các chứng chỉ học văn hoá, học nghề (nếu có); tiền ăn đường và tiền tàu xe. Trường hợp thời hạn chấp hành quyết định đã hết mà học sinh vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị biện pháp giáo dục, quản lý tiếp theo gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp xã, nơi cư trú.

4. Đối với những học sinh đã chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng mà không rõ cha mẹ, nơi cư trú thì trường liên hệ với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tìm biện pháp giúp đỡ, sắp xếp chỗ ăn, ở và tạo việc làm, học tập phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

5. Đối với những học sinh dưới 15 tuổi và những học sinh ốm đau, bệnh tật đến ngày được ra trường mà không có thân nhân đến đón, trường giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ đưa học sinh về tận gia đình hoặc về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đã ra quyết định đưa ra trường giáo dưỡng.

Điều 37. Người đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng trong thời hạn mười ngày kể từ ngày ra trường phải trình báo Uỷ ban nhân dân cấp xã và Công an cùng cấp nơi mình cư trú.

CHƯƠNG V KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

Điều 38. Trong thời gian ở trường, nếu học sinh tiến bộ rõ rệt, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, quy chế trường giáo dưỡng và nội quy của trường, lập công, thì được Hiệu trưởng xét và khen thưởng bằng các hình thức sau:

Thưởng 5 ngày phép về thăm gia đình không kể thời gian đi đường và một khoản tiền để ăn đường, mua vé tầu, xe đi về;

Được đề nghị giảm thời hạn chấp hành quyết định.

1. Trong thời gian ở trường, nếu học sinh vi phạm quy chế trường giáo dưỡng, nội quy của trường, lười học, lười lao động, Hiệu trưởng xét và quyết định kỷ luật bằng các hình thức sau:

Giáo dục tại phòng kỷ luật 5 ngày. Học sinh bị đưa vào phòng kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước toàn trường.

2. Nếu học sinh có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.

Điều 40. Các quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật phải bằng văn bản do Hiệu trưởng ký và lưu vào hồ sơ của học sinh.

CHƯƠNG VI TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

Điều 41. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

1. Thống nhất quản lý và tổ chức chỉ đạo các trường giáo dưỡng trong phạm vi cả nước;

2. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bảo đảm việc thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đúng quy định của pháp luật;

3. Ban hành nội quy trường giáo dưỡng, các văn bản hướng dẫn, các biểu mẫu cần thiết để tổ chức thực hiện;

4. Phối hợp với Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội để tổ chức thực hiện tốt biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Điều 42. Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn việc phòng bệnh, khám, chữa bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh.

Điều 43. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng chương trình học tập, giảng dạy trong trường giáo dưỡng, hướng dẫn, kiểm tra chất lượng học tập, việc thi và cấp chứng chỉ cho học sinh học văn hoá, học nghề và hỗ trợ đội ngũ giáo viên cho trường. Tạo điều kiện cho học sinh ra trường tiếp tục được học tập tại địa phương.

Điều 44. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn việc tổ chức dạy nghề trong các trường giáo dưỡng, giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi ra trường.

Điều 45. Bộ Tài chính có trách nhiệm cấp kinh phí cho việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của trường giáo dưỡng theo kế hoạch được duyệt hàng năm của Bộ Nội vụ.

Điều 46. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

1. Cấp đất, hỗ trợ về vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho trường giáo dưỡng đóng tại địa phương mình trong quá trình thành lập và hoạt động.

2. Hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chức năng của địa phương mình tổ chức, tạo điều kiện cho những học sinh đã ra trường tiếp tục học tập hoặc tìm việc làm và tiếp tục giúp đỡ họ hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.

Điều 47. Bộ Nội vụ và các Bộ có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Quy chế này./.