Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tri thức và thành công sự nghiệp!
Lao động xuất khẩu và các hình thức
Lao động xuất khẩu hay xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động tới quốc gia, lãnh thổ khác để làm việc trong thời gian nhất định. Nhiều người lựa chọn hình thức này để tìm kiếm cơ hội việc làm, nâng cao trình độ và tăng giá trị thu nhập.
Tìm được nguồn lao động nhanh chóng
Doanh nghiệp nước ngoài chỉ cần đưa ra đơn hàng xuất khẩu, bên cung ứng sẽ tuyển chọn hồ sơ từ các ứng viên có sẵn phù hợp với yêu cầu cụ thể từ khách hàng. Với hình thức này, doanh nghiệp nước ngoài sẽ tìm được nguồn lao động nhanh chóng mà không phải mất thời gian chờ đợi lâu.
Một công ty cung ứng lao động uy tín sẽ tìm được các ứng viên chất lượng đến từ nhiều ngành nghề. Bởi các ứng viên đều được trải qua quá trình đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn về nghề, có kiến thức cơ bản, có kinh nghiệm, kỹ năng và vượt qua các bài test.
Khi thuê lao động từ đơn vị dịch vụ, đơn vị đó sẽ đảm bảo lao động đó làm việc ổn định trong suốt thời gian ký kết. Do những lao động này được ký kết hợp đồng và có sự ràng buộc nên sẽ hạn chế tình trạng lao động sau khi sang nước ngoài làm việc một thời gian thì nghỉ việc để tìm việc khác.
Lao động kỷ luật, thích nghi nhanh với môi trường
Lao động xuất khẩu tại các đơn vị cung ứng sẽ có những buổi học để giới thiệu về nơi làm việc cũng như được chia sẻ các kinh nghiệm hữu ích. Vì vậy khi doanh nghiệp nước ngoài thuê lao động tại các đơn vị dịch vụ này sẽ có lợi thế hơn lao động tự phát, lao động sẽ thích nghi nhanh với môi trường và kỷ luật nơi làm việc.
Các hình thức lao động xuất khẩu
Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động sẽ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc theo các hợp đồng cung ứng lao động ký kết với khách hàng. Doanh nghiệp tự đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn, đào tạo, đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài. Quá trình làm việc ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý của người sử dụng lao động và sự giám sát của đơn vị xuất khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết sẽ trực tiếp đưa người lao động đi nước ngoài, quản lý, đảm bảo quyền lợi của lao động ở nước ngoài.
Doanh nghiệp trực tiếp cử người lao động sang nước ngoài để học tập kiến thức mới hoặc thực tập nâng cao tay nghề. Lao động được cử đi phải có chuyên môn nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, văn hóa, giao tiếp.
Lao động sẽ đi làm việc theo hợp đồng giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động tại nước ngoài. Hình thức này ở Việt Nam còn khá ít. Đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp rộng và tự tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ cung ứng lao động xuất khẩu
Dịch vụ cung ứng lao động xuất khẩu ra đời với mục đích hỗ trợ các công ty nước ngoài đang có nhu cầu tìm kiếm nhân lực. Những lợi ích khi liên kết với các công ty cung ứng lao động xuất khẩu:
An toàn, giảm rủi ro về mặt pháp lý
So với lao động tự túc mang tính tự phát, thì lao động qua công ty dịch vụ có độ tin cậy cao hơn, giảm thiểu những rủi ro về mặt pháp lý. Bởi đơn vị cung ứng là bên ký kết hợp đồng trực tiếp với người lao động và đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài nên sẽ chịu trách nhiệm về lao động đó.
Cung ứng lao động xuất khẩu đa dạng ngành nghề
Công ty Toàn Cầu cung ứng lao động xuất khẩu đa dạng các ngành nghề theo đơn hàng yêu cầu của khách hàng. Có thể kể tên một số ngành nghề tiêu biểu
Với dịch vụ cung ứng lao động của Công ty Toàn Cầu sẽ giúp các khách hàng giải quyết được vấn đề nhân sự tại doanh nghiệp mình.
Nếu Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ cung ứng lao động xuất khẩu, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
(HQ Online)- Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2016, nhu cầu dự kiến cần khoảng 115.000 lao động để xuất khẩu, mở ra nhiều cơ hội cho người lao động.
Người lao động tìm hiểu thông tin về xuất khẩu lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM. Ảnh: T.D
Theo các chuyên gia, Nhật Bản đang trở thành thị trường “hot” trong xuất khẩu lao động của Việt Nam với đặc điểm: mức lương tương đối cao; quan hệ đối xử giữa doanh nghiệp - người lao động và văn hóa doanh nghiệp nhìn chung rất tốt. Một điểm thuận lợi, từ năm 2014, Nhật Bản đã đồng ý mở rộng tăng từ 68 lên 71 lĩnh vực ngành nghề tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Và từ tháng 4-2015, Nhật Bản tăng thời hạn hợp đồng của lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực xây dựng từ 3 năm lên 5 năm.
Bà Dương Thị Thu Cúc, Chủ tịch HĐTV Công ty Dịch vụ Quốc tế Sài Gòn cho biết, công ty đang có nhu cầu tuyển khoảng 500 thực tập sinh cho các nghề lắp ráp giàn giáo, xây tô, thợ sắt, lắp ráp đường ống, thợ sơn, thợ hàn, sửa chữa máy móc cơ khí, đóng gói, trồng trọt, chế biến thủy sản...
Ông Cao Hữu Triêm, Phòng Quản lý Lao động, Công ty TNHH Nhật Huy Khang, năm 2016 công ty có nhu cầu tuyển dụng 200-300 kỹ sư và 1.000 thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản thuộc các ngành nghề như: Cơ khí chế tạo, cơ khí ô tô, điện tử, lập trình cơ khí, thiết kế máy, công nghệ thông tin… Mức lương cho các vị trí tuyển dụng từ 40 triệu đồng/tháng (chưa tính tiền làm thêm giờ). Ngoài ra, người lao động sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ về BHXH, Y tế, BHTN và chế độ ngày nghỉ theo quy định của pháp luật Nhật Bản.
Theo đại diện Công ty XKLĐ và DVTM Biển Đông (ESTRALA), ngoài mức lương 24 triệu đồng/tháng, người lao động được miễn phí nơi ở, được đài thọ các loại bảo hiểm và vé máy bay khứ hồi nếu hoàn thành hợp đồng. Tương tự, Trung tâm Cung ứng và XKLĐ Thành An tuyển 1.000 thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Tuy nhiên, theo bà Dương Thị Thu Cúc, do nguồn cung khan hiếm, hiện tại mỗi vị trí tuyển chỉ có 1-2 ứng viên. Tình trạng một số doanh nghiệp thu phí cao, công ty không có chức năng xuất khẩu lao động thu tiền rồi “bỏ con giữa chợ” khiến người lao động không tin tưởng, nên việc tuyển dụng gặp khó khăn.
Bà Trương Lê Mỹ Ngọc, Trưởng phòng Việc làm Sở LĐ-TBXH TP.HCM cho biết, hiện trên địa bàn thành phố có 44 công ty và 17 chi nhánh công ty có chức năng và giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trong năm 2015, số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 13.597 người, trong đó doanh nghiệp XKLĐ đã đưa 13.552 lao động đi làm việc ở các nước, trong đó thị trường có nhiều lao động đi làm việc là Nhật Bản (47,7%), Đài Loan (25,3%), Malaysia (3,6%), Hàn Quốc (4,2%)...
Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài lợi dụng sự cả tin của người lao động cũng như đưa ra các lời hứa hẹn đảm bảo người lao động sẽ được đưa đi làm việc trong thời gian ngắn với chi phí rẻ dẫn đến sự mất cảnh giác của người lao động.
Vì vậy, theo bà Trương Lê Mỹ Ngọc, đi xuất khẩu lao động cần phải có thời gian để chuẩn bị cho việc tham gia các khóa học ngoại ngữ, giáo dục định hướng, đào tạo nghề có liên quan đến công việc dự kiến đi làm việc. Do đó, người lao động cần tìm hiểu kỹ và đề phòng trước những lời hứa hẹn sẽ được xuất cảnh ngay sau khi đăng ký tham gia. Khi đóng tiền tham gia đi làm việc ở nước ngoài, cần tìm hiểu các khoản phí mà doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải đóng và yêu cầu Công ty phải có phiếu thu hợp lệ do công ty cung cấp, ghi rõ các khoản thu, tránh trường hợp đăng ký đi làm việc tại công ty này nhưng các chứng từ, biên nhận lại của công ty khác cung cấp.
Nhật Bản và Đài Loan là hai thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm năm 2016. Năm 2015, Đài Loan tiếp nhận 67.121 lao động Việt Nam (chiếm 57,87% trong tổng số 115.980 lao động đi làm việc ở nước ngoài); Nhật tiếp nhận 27.010 lao động (chiếm 23,23%). Trong nửa đầu năm 2016, Nhật sẽ thông qua luật tiếp nhận thực tập sinh điều dưỡng, mở nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp đưa thực tập sinh vào thị trường này.