(TITC) - Sau hai năm mở cửa lại du lịch từ 15/3/2022, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã phục hồi tích cực nhờ vào những chính sách tạo thuận lợi về thị thực, xuất nhập cảnh, sự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới...

VHO- Không chỉ đón 18 triệu lượt khách quốc tế, các chỉ tiêu khác về khách nội địa và tổng thu du lịch năm 2019, Du lịch Việt Nam cũng xuất sắc vượt qua. Du lịch của một số tỉnh/thành phố trên cả nước đã có sự bứt phá, tạo động lực cho phát triển kinh tế khác.

Tổng thu từ khách du lịch đạt 726.000 tỉ đồng, tăng 17,1%

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12.2019 đạt 1.710.170 lượt khách, giảm 5,5% so với tháng 11.2019 nhưng lại tăng 24,4% so với tháng 12.2018.

Hội An là một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam

Như vậy, tính chung 12 tháng năm 2019, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam đạt 18.008.590 lượt khách, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 14.377.500 lượt; khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 264.110 lượt khách; khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 3.366.970 lượt khách.

Trong đó, 10 thị trường đưa khách đến Việt Nam nhiều nhất là: Trung Quốc đạt 5.806.400 lượt người, Hàn Quốc đạt 4.290.800 lượt người, Nhật Bản đạt 951.960 lượt người, Đài Loan (TQ) đạt 926.750 lượt người, Mỹ đạt 746.170 lượt người, Nga đạt 646.520 lượt người, Malaysia đạt 606.200 lượt người, Thái Lan đạt 509.800 lượt người, Australia đạt 383510 lượt người, Anh đạt 315.080 lượt người.

So với cùng kỳ năm 2018, đa số các thị trường khách năm 2019 đều tăng, trong đó: Thái Lan tăng cao nhất 45,9%; Đài Loan (TQ) tăng 29,8%; Hàn Quốc tăng 23,1%; Indonesia tăng 21,3%; Philippines tăng 18,2%; Trung Quốc tăng 16,9%; Nhật tăng 15,2%; Campuchia tăng 12,3%; Malaisia tăng 12,2% và Bỉ tăng 8,9%... Tuy nhiên, một số thị trường khách giảm như: Hồng Kông (TQ) giảm 40,8%; Lào giảm 17,9%; Phần Lan giảm 5,7%; New Zeland giảm 5,5% và Australia giảm 0,9%.

Ẩm thực là một trong những thế mạnh của du lịch Việt Nam. Năm 2019, Việt Nam được bình chọn là Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á

Ước tính số liệu khách du lịch nội địa năm 2019 đạt 85 triệu lượt khách, trong đó có 43,5 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt 726.000 tỉ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo kế hoạch năm 2019, du lịch Việt Nam ước đón 18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ  85 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỉ đồng. Như vậy, năm 2019, ngành Du lịch đã vượt qua các mục tiêu cụ thể đã đặt ra.

Tính đến nay, ước tính cả nước có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng. Đến cuối tháng 12.2019, cả nước có 2.648 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 26.854 hướng dẫn viên, trong đó có 17.038 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.129 hướng dẫn viên du lịch nội địa, 687 hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Năm 2019, Sở Du lịch, Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố tiếp tục tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch trong việc nâng cao đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, xây dựng và quảng bá sản phẩm, tổ chức liên kết vùng miền, kiểm soát chất lượng dịch vụ.

Khách đến từ nhiều thị trường tăng trưởng mạnh

Thông tin từ các địa phương cho thấy, lượng khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Một số địa phương có kết quả tiêu biểu như sau: Ninh Bình ước đón 7,6 triệu lượt khách (tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018), tổng thu từ du lịch đạt 3.600 tỉ đồng; Hải Phòng đón 9 triệu lượt khách (tăng 16,4%) trong đó khách quốc tế đạt 930 nghìn lượt khách (tăng 8,25%); Khánh Hòa ước đón 7,2 triệu lượt khách, trong đó có 3,6 triệu lượt khách quốc tế (tăng 27,5 %); tổng thu du lịch ước đạt 27.100 tỉ đồng (tăng 24,2%); Thừa Thiên Huế ước đón 4,8 triệu lượt (tăng 10,8%), trong đó khách quốc tế ước đạt 2,2 triệu lượt (tăng 12,7%), khách lưu trú ước đạt 2,2 triệu (tăng 5,03%), doanh thu từ du lịch ước đạt 4.900 tỉ đồng (tăng 9,6% so với năm 2018)...

Trong năm 2019, các địa phương trong cả nước tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch, kiểm soát, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để phục vụ du khách trong các dịp lễ tết, mùa cao điểm, tiêu biểu như: Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa, Nghệ An...

Du lịch đã tạo động lực phát triển kinh tế ở nhiều tỉnh/ thành trên cả nước

Sau gần 3 năm triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch của một số tỉnh/thành phố đã có sự bứt phá, tạo động lực cho phát triển kinh tế như: Hà Giang, Nghệ An, Cần Thơ, Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Hòa Bình, Lào Cai... Sản phẩm du lịch ngày càng phát triển đa dạng, có nhiều sản phẩm chất lượng cao, tạo cơ sở hình thành một số điểm đến hấp dẫn, các vùng động lực phát triển của du lịch Việt Nam. Nhiều địa phương và doanh nghiệp đã đẩy mạnh thu hút phân khúc thị trường khách du lịch theo một số loại hình du lịch chuyên đề mà Việt Nam có lợi thế. Du lịch MICE (du lịch kết hợp khen thưởng, hội nghị, hội thảo) trở thành thương hiệu thu hút khách quốc tế của Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM... Tại một số tỉnh Tây Bắc, miền Trung- Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn của loại hình du lịch cộng đồng du lịch sinh thái.

Cơ sở hạ tầng du lịch tăng cả về chất lượng và số lượng

Đặc biệt, đầu tư trong lĩnh vực du lịch tăng cả về số lượng và chất lượng với nhiều dự án từ các tập đoàn kinh tế có tiềm lực tài chính: VinGroup, SunGroup, BIM, CEO.... Tropng đó, tập đoàn Vingroup khai trương và đưa vào hoạt động hàng loạt các khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao tại các tỉnh, thành phố: Khách sạn Vinpearl Luxury Landmark 81 và Đài quan sát Landmark 81 SkyView (TP Hồ Chí Minh), Vinpearl Hotel Imperia, Vinpearl Hotel Rivera (Hải Phòng).

Liên kết vùng miền trong phát triển du lịch cũng được quan tâm, thúc đẩy thông qua các hội nghị hợp tác phát triển: Liên kết du lịch 3 địa phương Quảng Nam – Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế; Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; Hội nghị kết nối du lịch Hà Tĩnh với các tỉnh Tây Nguyên; Tọa đàm Liên kết, hợp tác phát triển du lịch Hà Nội, Khánh Hòa và Ninh Thuận; Nghệ An phối hợp với Hà Nội tổ chức Hội nghị Kết nối du lịch Bắc Trung Bộ…

Công tác quảng bá, xúc tiến và phát triển sản phẩm du lịch mới có nhiều thay đổi và hiệu quả hơn. Các địa phương tăng cường đầu tư, ứng dụng nền tảng công nghệ vào xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương. Nhiều địa phương (Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Thuận, Bắc Giang...) đã triển khai đề án du lịch thông minh góp phần nâng cao năng lực quản lý, chất lượng để phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang tính trải nghiệm và lấy du khách làm trung tâm.

Sản phẩm du lịch đa dạng hướng tới nhiều thị trường

Các địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh trọng điểm về du lịch đã có những chính sách, giải pháp cụ thể, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư vào du lịch, phát triển sản phẩm du lịch đa dạng hướng tới nhiều thị trường mới, kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần hình thành rõ nét các vùng động lực phát triển của du lịch Việt Nam.

Năm 2020, ngành Du lịch đặt mục tiêu đón khoảng  20,5  triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 830.000 tỉ đồng. Ngành cũng sẽ tập trung vào những những nhiệm vụ chính để hoàn thành mục tiêu đó như: Phổ biến và triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ngành Du lịch; Triển khai và đưa Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch vào hoạt động; Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch nhân các sự kiện Năm Chủ tịch ASEAN 2020, Giải đua công thức F1 tại Hà Nội; Xây dựng Thông tư quy định nội dung chương trình tập huấn cho người lái phương tiện và hướng dẫn kỹ năng an toàn cho người tham gia hoạt động vui chơi giải trí dưới nước và Thông tư ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Du lịch; Phối hợp với tỉnh Ninh Bình triển khai các hoạt động trong Năm Du lịch Quốc gia 2020 tại Ninh Bình; Tổ chức xây dựng Quy hoạch hệ thống du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tổ chức Hội thảo về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia tại Bình Thuận; Hội thảo về quản lý điểm đến; hội nghị doanh nghiệp lữ hành toàn quốc; hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn quốc; Tổ chức điều tra tài nguyên du lịch Việt Nam và nguồn nhân lực du lịch Việt Nam; Phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai một số nhiệm vụ: phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Công thương để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch mua sắm qua các trung tâm thương mại; phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Y tế  để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền; phối hợp với các đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường về phát triển du lịch biển đảo; Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ và môi trường; Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch và Chương trình Xúc tiến Du lịch Quốc gia năm 2020…

THUÝ HÀ, ảnh: TRUNG KIÊN, PHÙNG HIỀN

Hàn Quốc sự lựa chọn tuyệt vời cho những du học sinh muốn có những trải nghiệm thú vị, mong muốn khao khát mở rộng tầm nhìn. Một mảnh đất tràn đầy hứa hẹn trên màn ảnh, sách vở và truyền thông. Khi nhiều người lựa chọn Nhật Bản là điểm dừng chân để học tập và  kiếm sống, vì mức thu nhập ở đây khá cao so với các quốc gia khác thì Hàn Quốc lại thu hút người lao động và sinh viên với chi phí sinh hoạt giá rẻ mà chất lượng cuộc sống cũng không thua kém gì Nhật Bản.

Vậy chi phí học tập và sinh hoạt tại Hàn Quốc có đắt đỏ không? Cùng du học VNPC thống kê một số những khoản chi phí sinh hoạt và học tập tại ngay Seoul thủ đô của Hàn Quốc bạn nhé!

1. Chi phí sinh hoạt hàng ngày sẽ giao động ở mức nào? Theo tổ chức tư vấn Tài chính Mercer, chi phí sinh hoạt tại Seoul Hàn Quốc đứng thứ 22 trong tổng số những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Trong khi đó Nhật Bản nổi tiếng về giá cả sinh hoạt đứng đầu châu Á và năm trong top đầu của thế giới.

Theo chỉ số so sánh về giá tiêu dùng thì giá sinh hoạt tại thành phố Seoul rẻ hơn ở Tokyo là 58%, rẻ hơn hơn London 44%, rẻ hơn Singapore 44%, với New York là 41%, Hong Kong là 40%, San Francisco là 31%, Toronto là 30%, Thượng Hải là 2%. Mặt khác, giá sinh hoạt ở Seoul đắt hơn 11% so với Bắc Kinh, 137% so với Kuala Lumpur, 22% đối với Bangkok, 28% so với Manila, 83% so với Mumbai và 131% so với Bangalore.

Chính vì vậy nếu so sánh với những thành phố như Tokyo, Hong Kong và Thượng Hải thì giá cả sinh hoạt thì việc xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc cũng khá “dễ thở” hơn

Bảng thống kê dưới đây về những hạng mục giá cả sinh hoạt tại Hàn Quốc (Đơn vị: Won)

Giá cả các mặt hàng thực phẩm tại Hàn Quốc so sánh với Việt Nam Nói chung giá cả ở Quốc đắt hơn ở Việt Nam khoảng 2 – 2,5 lần: Ví dụ bạn mua một hộp cơm hộp ở Việt Nam giá khoảng 30 nghìn thì ở Hàn Quốc bạn mua một hộp cơm hộp giá khoảng 65 nghìn.

Bạn uống một cốc cafe ở Việt Nam mất khoảng 20 nghìn thì ở Hàn mất khoảng 50 nghìn. Và các thứ khác cũng gần tương tự.

2. Chia sẻ kinh nghiệm của du học sinh về cách tiết kiệm sinh hoạt phí tại Hàn Quốc

Tiền ăn ($200 ~ $400): Cái này là vấn đề quan trọng nhất, có thực mới vực được đạo. Cách tiết kiệm nhất đó là đi chợ mua đồ ăn tươi về, cắt nhỏ ra và để tủ lạnh hoặc nấu cả một nồi lớn rồi ăn dần. Vấn đề nhỏ đó là khác với đi siêu thi, để đi chợ mua thực phẩm được thì phải biết tiếng Hàn để hỏi giá và mặc cả hoặc dặn làm thịt theo yêu cầu của mình. Hai chợ lớn mà sinh viên thường đi đó là chợ ở Jegi-Dong và chợ Majang, ngoài ra có chợ Norangjin chuyên về hải sản. Các bạn cũng nên biết là rau và hoa quả đôi khi đắt hơn thịt.

Tiền nhà ($250 ~ $400): Ở Hàn thì có thể thấy với mức giá $250 chỉ có thể ở được Kosiwon, loại phòng rất nhỏ và không có bếp. Để thuê được một phòng có bếp và nhà vệ sinh riêng thì cũng phải gần $400, một số nơi sẽ yêu cầu đặt cọc.

Tiền điện thoại: ($10 ~ $45):  Tuỳ vào mục đích sử dụng mà bạn đăng ký thuê bao hay trả trước. Nếu trả trước thì một tháng chỉ cần giữ nạp khoảng $10 trong tài khoản là được rồi, còn nếu thuê bao thì thấp nhất là tầm $45 / tháng. Hỗ trợ LTE.

Tiền giao thông ($100 ~ $150):  Các bạn có thể mua một chiếc thẻ giao thông để tiện cho việc di chuyển chủ yếu bằng tàu điện ngầm và xe bus. Nếu bạn ở ngay gần trường hoặc sở hữu một chiếc xe đạp thì không nói làm gì, còn nếu để đi đi về về từ trường tới nhà hai cuốc, mỗi cuốc $1 và áng chừng đi loanh quanh mua đồ hay đi chơi trong thành phố nữa thì một tháng bạn sẽ mất khoảng tầm $100 hoặc $150 cho phí vận chuyển.

Tiền sinh hoạt ($50 ~ $100):  Chủ yếu bao gồm điện, nước, net, gas, phí vệ sinh… Cái này khá là tuỳ thuộc vì đôi khi nhà mình thuê cung cấp, hoặc không, nhưng thường là tiền điện và tiền gas bạn phải chịu. Mùa hè thì tiền điện thì cao, nhưng mà đông thì tiền gas lại cao (nếu dùng sưởi). Cách thức tiết kiệm nhất là xài quạt, và mùa đông thì mua một cái chăn điện nhỏ hoặc máy sưởi nhỏ.

Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt bạn có thể làm thêm để giảm thiểu chi phí, tùy vào từng công việc khả năng của mỗi người mà du học sinh có thể có những mức thu nhập khác nhau. Thông thường sinh viên được phép đi làm thêm 20 – 28 giờ/ tuần và mức thu nhập từ 800 – 1200 USD/ tháng. Đây sẽ là khoản thu nhập giúp sinh viên vừa trải nghiệm cuộc sống, vừa hộ trợ chi phí sinh hoạt hàng ngày… Để tìm hiểu thêm về chương trình học và các khoản chi phí học tại Hàn Quốc, liên hệ với du học VNPC ngay ngày hôm nay bạn nhé!